Triển khai mua bán nợ theo cơ chế thị trường: Khuôn khổ pháp lý cần hoàn thiện hơn

(BKTO) - Saunhiều lần đề xuất, Nghị định 34/2015/NĐ-CP (NĐ 34) sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định 53/2013/NĐ-CP (NĐ 53) về thành lập, tổ chức và hoạt động của Côngty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã được Chính phủ banhành, có hiệu lực từ ngày 05/4/2015. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, NĐ 34 đãtạo tiền đề quan trọng cho VAMC xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường song để đưanợ xấu về mức dưới 3%, cùng với Nghị định này, khuôn khổ pháp lý cho thịtrường mua bán nợ cần tiếp tục được hoàn thiện.




Việc hoàn thiện thị trường mua bán nợ cần có sự tham gia của các bên liên quan. Ảnh: T.K
Đã “nới lỏng” một số quy định mua bán nợ

Theo các chuyên gia, điểm nổi bật của NĐ 34 là Chính phủ đã trao thêm quyền hạn cho VAMC để Công ty này có thể mua nợ theo giá thị trường thay vì chỉ được mua nợ theo giá trị sổ sách.

Để có nguồn vốn mua nợ xấu theo giá thị trường, NĐ 34 đã tăng vốn điều lệ gấp 4 lần cho VAMC từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Nhiều chuyên gia cho rằng, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho VAMC trong việc triển khai các hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường, tái cơ cấu các khoản nợ xấu đã mua.

Cùng với đó, hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC được nhận định sẽ dễ dàng hơn thông qua việc bổ sung, “nới lỏng” một số quy định khác trong NĐ 34. Cụ thể, NĐ 34 đã sửa đổi điều kiện mua nợ xấu theo hướng khoản nợ được mua theo giá trị thị trường chỉ cần đáp ứng một trong hai điều kiện “tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại” hoặc“khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ”thay vì phải đáp ứng đồng thời cả hai điều kiện như quy định tại NĐ 53.

Để tăng cường và thu hút nguồn vốn huy động mua nợ theo giá trị thị trường, NĐ 34 đã bổ sung quy định cho phép VAMC được phát hành trái phiếu để mua nợ xấu theo giá trị thị trường theo kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt. Đáng lưu ý, trái phiếu của VAMC phát hành do tổ chức tín dụng (TCTD) nắm giữ sẽ được sử dụng để tham gia nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn tại NHNN. TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn cao cấp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng: quy định đó góp phần tăng tính thanh khoản của loại trái phiếu này, qua đó tăng hấp dẫn với các TCTD trong việc bán nợ cho VAMC. Đây là điểm tích cực thúc đẩy xử lý nợ xấu trong thời gian tới.

NĐ 34 còn cho phép VAMC có thể phát hành trái phiếu đặc biệt với thời hạn tối đa không quá 10 năm trong trường hợp phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của TCTD đang thực hiện tái cơ cấu hoặc gặp khó khăn về tài chính. Theo ông Keith Pogson - Lãnh đạo cấp cao Dịch vụ Tài chính Ngân hàng Ernst & Young châu Á - Thái Bình Dương, so với việc buộc tất cả các TCTD phải trích lập dự phòng trong vòng 5 năm, mỗi năm 20% như trước kia, quy định mới này sẽ góp phần giảm gánh nặng về trích lập dự phòng rủi ro với các TCTD, giúp các TCTD vừa có thể có thêm nguồn thanh khoản trong hoạt động, lợi nhuận không bị ảnh hưởng quá nhiều mà vẫn giảm được nợ xấu, từ đó tăng thêm động lực để bán nợ xấu cho VAMC.

Bên cạnh đó, NĐ 34 đã “gỡ khó” cho VAMC trong trong quá trình xử lý nợ, tài sản bảo đảm đối với khoản nợ đã mua trên cơ sở sửa đổi, bổ sung nhiều quy định. Chẳng hạn, để đảm bảo sự công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian đấu giá tài sản và góp phần giải phóng nợ xấu đã mua nhưng chưa được xử lý, NĐ 34 cho phép nếu đấu giá một lần không thành, VAMC có thể lựa chọn đấu giá tiếp hoặc thỏa thuận bán tài sản cho bên mua sau khi thông báo cho bên có tài sản.

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Theo thống kê, VAMC đã mua được trên 137.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng đến nay mới chỉ thu về hơn 6.100 tỷ đồng, tương đương xử lý được khoảng 4,5%. Theo các chuyên gia, mặc dù quyền hạn của VAMC đã được mở rộng hơn tại NĐ 34 nhưng để có thể giải quyết những khoản nợ xấu đang tồn đọng tại VAMC, khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ cần tiếp tục được hoàn thiện hơn.

Việc triển khai mua bán nợ theo cơ chế thị trường được các chuyên gia nhận định còn gặp nhiều thách thức trong định giá tài sản hay trong các quy định pháp luật liên quan đến tiến hành khởi kiện những khoản nợ mất khả năng thanh toán. Do đó, bên cạnh việc tăng thêm quyền hạn cho VAMC theo NĐ 34, tính hiệu lực của việc thực thi các bản án của tòa án cần được nâng cao hơn mới có thể tháo gỡ triệt để những khúc mắc trong quá trình xử lý nợ xấu.

Chủ tịch VAMC Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, để triển khai mua bán nợ theo cơ chế thị trường, cần có thêm nhiều quy định cụ thể hơn, chẳng hạn như quy định về trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ cho VAMC hoặc tự nguyện bàn giao tài sản để VAMC tổ chức đấu giá.

Việc hoàn thiện thị trường mua bán nợ cần có sự tham gia của các bên liên quan nhưng hiện nay VAMC gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho các khoản nợ khi số DN có đủ điều kiện và khả năng mua nợ xấu không nhiều. Bên cạnh đó, việc thu hút dòng vốn ngoại để xử lý nợ xấu cũng chưa có tiến triển mặc dù trước đó, VAMC đã tiếp xúc với 20 nhà đầu tư để bàn thảo. Để khuyến khích các nhà đầu tư mua nợ xấu, theo các chuyên gia, điều quan trọng là phải tạo ra thị trường mua bán nợ minh bạch trên cơ sở tiếp tục khơi thông các rào cản pháp lý khác, đặc biệt là các quy định liên quan đến tài sản thế chấp, phát mại tài sản hay quyền sở hữu tài sản.

NGỌC MAI


Cùng chuyên mục
  • Ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
    9 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Từ ngày01/4/2015, một số quy định về phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN (Thôngtư 02) đã chính thức được áp dụng và đồng thời Quyết định 780/QĐ-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) được giữ nguyên nhómnợ đối với các khoản nợ được cơ cấu lại hết hiệu lực. Theo nhận định của cácchuyên gia kinh tế, việc các ngân hàng thực hiện phân loại nợ một cách chặt chẽhơn có thể khiến cho nợ xấu tăng lên. Trước áp lực tăng tỷ lệ nợ xấu, nhiềungân hàng đã dành nguồn lực đáng kể để trích lập dự phòng rủi ro.
  • Đẩy mạnh mua bán, sáp nhập ngân hàng: Yêu cầu tất yếu
    9 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Trong quý I/2015, thực hiện chỉđạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã nỗ lựctriển khai nhiều giải pháp nhằm hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD)giai đoạn 2011-2015. Một trong những giải pháp được đẩy mạnh với kỳ vọng góp phần nâng cao sứcchất lượng, sức mạnh của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hộinhập khu vực và quốc tếlà hoạtđộng mua bán, sáp nhập(M&A).
  • Chính sách tiền tệ năm 2014: Đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
    9 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO)- Nhiều điểm sáng trong điều hành chính sáchtiền tệ năm 2014 đã được chỉ ra trong báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)cũng như nhận định của các chuyên gia kinh tế. Kết quả này đã góp phần đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, tạo cơ sở vững chắc cho việc ổn định kinh tếvĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Triển khai mua bán nợ theo cơ chế thị trường: Khuôn khổ pháp lý cần hoàn thiện hơn