Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, không kéo dài Thông tư 14

(BKTO) – Các ngân hàng đang tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% trên toàn hệ thống. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không đặt vấn đề kéo dài kéo dài Thông tư 14 nhưng sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN.



                
   

Đại diện lãnh đạo NHNN và đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc NHNN giải đáp nhiều vấn đề đối cho báo chí. Ảnh: Thành Đức

   

Xây dựng quy chế nội bộ để triển khai gói hỗ trợ lãi suất

Tại Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022 ngày 15/6, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN Hà Thu Giang đã thông tin thêm về việc triển khai gói 40.000 tỷ để hỗ trợ lãi suất 2%.

Cụ thể, trên cơ sở đăng ký từ các tổ chức tín dụng theo Nghị định số 31/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất các khoản vay của DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh, NHNN đã ước tính số tiền thực hiện trong năm 2022 và 2023.

Đến nay, NHNN đã tổng hợp và thông báo chỉ tiêu cho từng tổ chức tín dụng để họ triển khai.

Hiện các ngân hàng đều đang rất tích cực xây dựng quy chế nội bộ để triển khai gói hỗ trợ trên toàn hệ thống. Một số ngân hàng đã triển khai từ rất sớm.

Danh sách tổng hợp của NHNN đã được gửi sang Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự toán chi.

Đồng thời, danh sách dự kiến cũng được gửi đến các ngân hàng thương mại để họ chủ động triển khai trên thực tế.

Quy trình vận hành, quy tắc, điều kiện, đối tượng được hưởng và quy trình quản lý gói hỗ trợ lãi suất này cũng được quy định rất rõ…

Không đặt vấn đề kéo dài Thông tư 14

Đối với vấn đề cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, phí, theo ông Trần Đăng Phi - Phó Chánh Thanh tra Cơ quan giám sát ngân hàng, NHNN, hiện nay, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, DN và người dân đã trở lại trạng thái hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Do đó, việc kéo dài Thông tư số 14/2021/TT-NNNN sửa đổi các Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và Thông tư số 03/2021/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 (Thông tư 14) là không cần thiết.

Hơn nữa, quy mô dư nợ tín dụng với các đối tượng được cơ cấu nợ theo Thông tư 14 chỉ chiếm 5% tổng dư nợ nên việc dừng thực hiện Thông tư này cũng không khiến tín dụng toàn hệ thống bị ảnh hưởng nhiều.

“Với tinh thần đó, NHNN không đặt vấn đề kéo dài Thông tư 14” - ông Trần Đăng Phi nhấn mạnh, đồng thời cho biết, sau khi dừng thực hiện Thông tư 14, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch bệnh cũng như vướng mắc của DN để có các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời.

Liên quan đến phản ánh của phóng viên về việc có tình trạng nhân viên ngân hàng ép khách hàng tham gia bảo hiểm, ông Trần Đăng Phi cho biết: Thời gian qua, NHNN đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các tổ chức tín dụng tuyệt đối không ép khách hàng tham gia bảo hiểm và không để tình trạng nhân viên tại các chi nhánh yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm sau đó mới được cho vay, giải ngân vốn.

Ngoài ra, NHNN chỉ đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng khi thực hiện thanh tra cũng đặc biệt lưu ý về nội dung này, xử lý nghiêm nếu phát hiện có tình trạng trên./.
THÀNH ĐỨC

Cùng chuyên mục
  • Vì sao vẫn phải kiểm soát room tín dụng?
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Xét cả về mặt lịch sử, điều kiện hiện nay của Việt Nam cũng như kinh nghiệm quốc tế, việc kiểm soát room tín dụng là cần thiết.
  • Gần 93% doanh nghiệp Đức sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Gần 93% DN Đức tại Việt Nam cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam và hơn 64% DN kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ phát triển tốt hơn trong 12 tháng tới.
  • Ngày 15/6, ghi nhận 866 ca nhiễm mới, không có ca tử vong do Covid-19
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 14/6 đến 16h ngày 15/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 866 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 866 ca ghi nhận trong nước (tăng 10 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 784 ca trong cộng đồng).
  • Đến ngày 09/6, tín dụng tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2021
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) – 6 tháng đầu năm, chính sách tiền tệ tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành chủ động, linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, bất chấp áp lực lạm phát gia tăng mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới.
  • Đánh thức tiềm năng đầu tư dầu khí
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Luật Dầu khí (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ chế chính sách đồng bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, qua đó thúc đẩy phát triển bền vững ngành năng lượng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, không kéo dài Thông tư 14