Thực hiện kiến nghị kiểm toán về xử lý tài chính đạt cao nhất trong 4 năm gần đây

(BKTO) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá, năm 2016, việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN có nhiều chuyển biến tích cực, đạt tỷ lệ cao nhất trong 4 năm gần đây.




Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Báo cáo của Chính phủ về quyết toán NSNN năm 2016- Ảnh: quochoi.vn

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 24, chiều 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo quyết toán NSNN năm 2016. Tại Phiên họp, bên cạnh báo cáo của Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2016.

Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được cũng như những mặt tích cực trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng NSNN; đồng thời chỉ rõ nhiều bất cập, hạn chế, trong đó có những vấn đề đã kéo dài nhiều năm song chậm được khắc phục. Trên cơ sở đó, KTNN đã có những kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội trong việc chỉ đạo thực hiện các kiến nghị của KTNN về xử lý tài chính đối với niên độ ngân sách năm 2016 và các kiến nghị hợp lý của KTNN về sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản.

Về kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với niên độ 2015, theo báo cáo của Chính phủ, tính đến ngày 07/5/2018,vớitổng số kiến nghị liên quan đến NSNN (không bao gồm các kiến nghị xử lý tài chính khác) làhơn16.000 tỷ đồng, đã thực hiệngần12.600 tỷ đồng, đạt 78,4%.Trong đó, các khoản phát hiện, kiến nghị tăng thu NSNN,KTNNkiến nghị hơn 10.112 tỷ đồng, thực hiện được hơn 9.462 tỷ đồng, đạt 93,6%.

Bên cạnh đó, các khoản xuất toán thu hồi và giảm cấp phát do chi sai chế độ đạt 53,8% so với số kiến nghị.Các khoản chuyển quyết toán năm sau đạt 85,4% so với số kiến nghị. Các khoản kiến nghị ghi thu, ghi chi NSNN đạt 100% so với số kiến nghị;các kiến nghị khácđạt 67,6% so với số kiến nghị.

Về kết quả tiếp thu kiến nghị củaKTNNsửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, báo cáo của Chính phủ cho biết,KTNNkiến nghị sửa đổi, bổ sung 24 văn bản quy phạm pháp luật (không kể kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản hành chính khác). Đến nay, 16 văn bản được hoàn thành; 3 văn bản đã lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đang hoàn thiện; còn lại 5 văn bản chưa rõ về cơ sở pháp lý, Bộ Tài chính đã có văn bản gửiKTNN.

Về kết quả xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có sai phạm trong quản lý tài chính - NSNN, đối với sai phạm năm 2014, đã xử lý 545/640 tổ chức KTNN đề nghị, chiếm 85,1%; số tổ chức đang xử lý: 64 tổ chức (chiếm 10,0%), số tổ chức chưa xử lý: 31 tổ chức (chiếm 4,9%); số cá nhân đề nghị xử lý: 1.075 người, số đã xử lý: 1.016 người (chiếm 94,5%); số đang xử lý: 53 người (chiếm 4,9%); số chưa xử lý: 6 người (chiếm 0,6%).

Đối với sai phạm năm 2015, số tổ chức KTNN đề nghị xử lý: 722 tổ chức, số tổ chức đã xử lý: 631 (chiếm 87,4%), số tổ chức đang xử lý: 59 (chiếm 8,17%), số tổ chức chưa xử lý: 32 (chiếm 4,43%); số cá nhân đề nghị xử lý: 1.126 người, số cá nhân đã xử lý: 1.061 người (chiếm 94,23%), số cá nhân đang xử lý: 45 người (chiếm 3,99%), số cá nhân chưa xử lý: 20 người (chiếm 1,78%).

Theo KTNN, kết quả thực hiện kiến nghị xử lý tài chính đã có chuyển biến tích cực do các giải pháp nâng cao hiệu lực thực hiện kiến nghị của KTNN đang được vận hành đồng bộ và hiệu quả. Cụ thể, KTNN đã tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các cơ quan chủ quản và các cơ quan có liên quan kiểm tra, đôn đốc; ban hành nhiều văn bản và trực tiếp làm việc với các cơ quan chủ quản, đơn vị được kiểm toán yêu cầu thực hiện nghiêm các kiến nghị kiểm toán; đẩy mạnh công tác truyền thông; công khai việc thực hiện kiến nghị kiểm toán…

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán niên độ 2015 về xử lý tài chính đạt cao nhất trong 4 năm gần đây (năm2013 đạt 63,1%, năm2014đạt64,3%, năm 2015 là 75,6%). Điều này thể hiện chất lượng các kết luận, kiến nghị của KTNN và ý thức chấp hành của các đơn vị được kiểm toán đã được nâng cao.

Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy, tại một số địa phương, tỷ lệ thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN còn thấp, có những địa phương chỉ đạt dưới 50%. Theo kết quả giám sát,Ninh Thuậnđạt20%, Hưng Yên đạt 30,7%, Hà Nam đạt 45,2%, Thanh Hóa đạt34,3%, Ninh Bình đạt 10,12%. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị gặp khó khăn về tài chính hoặc đang trong quá trình giải trình, chờ ý kiến phản hồi của KTNN; một số kiến nghị giảm thanh toán, dự toán chi thường xuyên, chi đầu tư chưa thực hiện được do các công trình chưa quyết toán hoặc đã qua thời điểm giao dự toán.

Từ thực tế trên, Thường trựcUỷban Tài chính - Ngân sáchđề nghị Chính phủđôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của KTNN; đồng thời, đề nghị KTNN xem xét, có ý kiến phản hồi chính thức đối với các kiến nghị chưa thống nhất, đang trong quá trình giải trình để xử lý dứt điểm các kiến nghị kiểm toán.
         
Tại Phiên họp, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng thống nhất với đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2016. Cụ thể: tổng số thu cân đối NSNN là 1.407.572 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2015 sang năm 2016, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2015, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN); tổng số chi cân đối NSNN là 1.574.448 tỷ đồng; bội chi NSNN là 248.728 tỷ đồng, bằng 5,52% GDP (không bao gồm 81.852 tỷ đồng kết dư ngân sách địa phương).
N. HỒNG
Cùng chuyên mục
Thực hiện kiến nghị kiểm toán về xử lý tài chính đạt cao nhất trong 4 năm gần đây