Thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(BKTO) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

   

NHNN vừa có Văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo đó, NHNN đề nghị các tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung sau: Tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ, các văn bản sửa đổi, bổ sung và Thông tư hướng dẫn của NHNN; tích cực tham gia, triển khai các chương trình, chính sách tín dụng khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ tái cơ cấu, phát triển bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống người nông dân vùng ĐBSCL.

Rà soát, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và đề xuất, báo cáo NHNN sửa đổi, bổ sung chính sách (nếu có) phù hợp với thực tế triển khai, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chủ động cân đối nguồn vốn, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, theo mô hình liên kết, chuỗi giá trị.

Tiếp tục thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN liên quan đến tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tín dụng vi mô, phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng mới, phù hợp với khu vực nông thôn, hướng tới tài chính toàn diện.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục cho vay, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tăng cường kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách tại vùng ĐBSCL đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở nông thôn; tập trung cho vay góp phân thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Nhà nước, quy định của ngành ngân hàng về cho vay nông nghiệp, nông thôn và kịp thời nắm bắt, xử lý khó khăn, vướng mắc của khách hàng trong quá trình vay vốn; báo cáo NHNN các vấn đề vượt thẩm quyền (nếu phát sinh).

Đối với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL: Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản sửa đổi, bổ sung và các chương trình, chính sách tín dụng khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN liên quan đến tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tín dụng vi mô, phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng mới, phù hợp với khu vực nông thôn.

Nắm bắt kịp thời các chương trình phát triển kinh tế tại địa phương để chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn cho vay đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương, trong đó chú trọng các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, theo mô hình liên kết, chuỗi giá trị.

Rà soát, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và đề xuất, báo cáo NHNN sửa đổi, bổ sung chính sách (nếu có) phù hợp với thực tế triển khai, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Phối hợp với các sở, ban ngành tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trong việc tổ chức triển khai các chương trình, chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ tái cơ cấu, phát triển bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống người nông dân trên địa bàn; tăng cường kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của địa phương, quy định của ngành ngân hàng về tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đến người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp để kịp thời tiếp cận và hiểu đúng về chính sách./.
THÀNH ĐỨC


Cùng chuyên mục
  • Thách thức giảm nghèo
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều hộ nghèo không thoát được nghèo, thậm chí tái nghèo. Giảm nghèo bền vững đang đứng trước rất nhiều thách thức.
  • Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành Giáo dục nỗ lực vượt khó, đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 diễn ra ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2021-2022 là năm học mà ngành Giáo dục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục. Trong bối cảnh đó, toàn Ngành đã nỗ lực vượt khó để hoàn thành tốt kế hoạch năm học và đảm bảo yêu cầu, chất lượng đề ra.
  • Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu để thương hiệu nông sản Việt vươn xa
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Hiện nay, số lượng sản phẩm nông sản của Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý còn hạn chế. Do đó, cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp (DN), địa phương đối với vấn đề xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu, để các sản phẩm nông sản của Việt Nam định vị được thương hiệu trên thị trường quốc tế.
  • Petrovietnam đẩy mạnh nghiên cứu, thực hiện chuyển dịch năng lượng
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chiều 11/8, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp cập nhật về công tác chuyển dịch năng lượng của Tập đoàn.
  • Ngày 12/8, ghi nhận 2.192 ca mắc Covid-19 mới, 1 ca tử vong
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bản tin Phòng, chống dịch Covid-19 ngày 12/8 của Bộ Y tế cho biết, có 2.192 ca mắc Covid-19 mới và có 1 trường hợp tại Quảng Ninh tử vong.
Thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long