Mua sắm tập trung thuốc quốc gia: Khắc phục bất cập trong đấu thầu thuốc?

(BKTO) - Bộ Y tế vừa thành lập Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia có chức năng tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc mua sắm tập trung quốc gia do Bộ Y tế ban hành. Sự ra đời của Trung tâm này được kỳ vọng sẽ làm tăng tính minh bạch, thống nhất về giá và hạ giá thành thuốc… vốn là những vấn đề nhức nhối trong đấu thầu thuốc bấy lâu nay. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là quy chế vận hành, tổ chức đấu thầu thuốc tập trung quốc gia sẽ được thực hiện như thế nào để đem lại lợi ích thiết thực nhất.




Phải cẩn trọng khi áp dụng cơ chế đấu thầu thuốc tập trung. Ảnh: TK
Sẽ hết “loạn” giá thuốc…

Nhấn mạnh vai trò của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ: Trước đây các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) trực tiếp đấu thầu mua sắm thuốc. Tuy nhiên, có rất nhiều đầu thuốc, hoạt chất, hàm lượng phân chia theo nhiều nhóm kỹ thuật, nước sản xuất khiến giá cả chênh lệch cao giữa các vùng miền, bệnh viện... Cách đấu thầu này cũng khiến việc dự trữ thuốc khó sát thực tế. Nhiều nhà thầu tham gia khiến việc đánh giá hồ sơ kéo dài. Vì vậy, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia đi vào hoạt động sẽ giúp thay đổi cách thức đấu thầu tập trung thuốc hiện nay.

Báo cáo kiểm toán của Bộ Y tế năm 2013 khi đánh giá về công tác quản lý, đấu thầu thuốc cũng đã chỉ ra rằng: Công tác lập, trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuốc còn chậm, phê duyệt kế hoạch chưa sát với nhu cầu thực tế sử dụng tại các bệnh viện (có loại thuốc nhập thừa, có loại nhập thiếu hoặc có loại thuốc nhập về nhưng không sử dụng); lập, phê duyệt giá thuốc chưa sát với giá thuốc thị trường, lựa chọn đơn vị trúng thầu không phải là nhà thầu có giá thấp nhất; một số mặt hàng thuốc nhập khẩu mua qua các nhà thầu khác nhau làm tăng giá thuốc so với ban đầu. Đặc biệt, mặc dù trên cùng một địa bàn hoạt động nhưng mỗi đơn vị lại có giá trúng thầu khác nhau…

Theo Quyết định số 112/NQ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia, Trung tâm có chức năng tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc mua sắm tập trung quốc gia do Bộ Y tế ban hành và tổ chức đàm phán giá thuốc thuộc danh mục thuốc đàm phán theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Trung tâm sẽ thực hiện đấu thầu để có giá tham chiếu tối đa và tối thiểu, góp phần quản lý giá thuốc tốt hơn, tránh sự chênh lệch giữa các vùng miền và giảm được giá thuốc. Trung tâm sẽ tham gia đàm phán giá thuốc tập trung vào các thuốc có giá cao, thuốc biệt dược (phải nhập khẩu), thuốc có giá cao phải sử dụng nhiều…

Lo ngại độc quyền

Bình luận về vấn đề này, nhiều chuyên gia cũng đồng tình về sự cần thiết và kỳ vọng vào vai trò của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia. Dưới góc độ cơ quan quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT), đại diện BHXH Việt Nam cho rằng, việc đấu thầu thuốc tập trung quốc gia sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ KCB BHYT, tăng khả năng cân đối Quỹ cũng như đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại, việc áp dụng cơ chế đấu thầu thuốc tập trung quốc gia có thể nảy sinh nguy cơ “xin - cho” và tình trạng độc quyền, lợi ích nhóm. PGS. TS. Phạm Khánh Phong Lan - đại biểu Quốc hội TP. HCM - nhận định, với đấu thầu tập trung thì kết quả sẽ chỉ có một vài đơn vị trúng thầu dẫn đến nguy cơ thiếu thuốc nếu DN trúng thầu xảy ra sự cố.

Một chuyên gia khác phân tích, khi mỗi DN chỉ chuyên cung cấp một số mặt hàng thuốc nào đó trong danh sách 59 mặt hàng thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 của Bộ Y tế ban hành thì việc đấu thầu thuốc tập trung sẽ là mỗi DN một “sân”, vì sẽ không có DN nào đủ sức “đấu” với DN đấu thầu độc quyền theo nhóm như vậy về tất cả các yếu tố như: tiềm lực kinh tế, điều kiện cung cấp, hệ thống phân phối... “Các DN này không ai cạnh tranh với ai, DN này sẽ chỉ tham gia và sẽ trúng thầu nhóm mặt hàng này, DN khác sẽ tham gia và trúng thầu nhóm mặt hàng khác. Hơn nữa, khi đã độc quyền thì DN sẽ chi phối về giá, như vậy đấu thầu tập trung liệu có giảm được giá thuốc?” - vị chuyên gia đặt câu hỏi.

Rõ ràng, việc đấu thầu mua sắm thuốc tập trung quốc gia có thực sự đem lại lợi ích như kỳ vọng hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ chế kiểm soát, vận hành của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia.

ĐĂNG KHOA
Cùng chuyên mục
  • Lấp lỗ hổng trong hoạt động  kiểm soát nội bộ ngân hàng
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Sau khi nhiều đại án ngân hàng bị phanh phui và đưa ra xét xử, vấn đề kiểm soát nội bộ (KSNB) được các tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Minh chứng là mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra lấy ý kiến góp ý để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện và sớm ban hành Dự thảo Thông tư quy định về hệ thống KSNB của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Tăng trưởng kinh tế năm 2017 có thể đạt mục tiêu 6,7% như Quốc hội đề ra
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    ( BKTO) - PHÓ CHỦ TỊCH ỦYBAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA - TRƯƠNG VĂN PHƯỚC:Tăng trưởng kinh tế năm 2017 có thể đạt mục tiêu 6,7% như Quốc hội đề ra
  • Điều hành tỷ giá năm 2017: Thách thức và áp lực
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Tỷ giá và thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổnđịnh trong năm 2016 đã một lần nữa khẳng định sự linh hoạt trong điều hànhchính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên, thị trường tàichính - tiền tệ thế giới năm 2017 được dự báo sẽ còn nhiều biến động. Điều nàycó thể sẽ khiến cho công tác điều hành tỷ giá chịu nhiều thách thức và áp lực.
  • Cải thiện môi trường kinh doanh: Cam kết và hành động quyết liệt
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Năm 2016 đang dần khép lại với những dấuấn từ các cam kết và hành động quyết liệt của Chính phủ nhằm cải thiện môitrường kinh doanh. Kiện toàn trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn nhiềuthách thức nhưng Chính phủ luôn tỏ rõ quyết tâm không dừng bước trên chặng đường xây dựng một“Nhà nước kiến tạo, lấy DN làm đối tượng phục vụ”.
  • Sớm tháo gỡ vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Bên cạnh các giải pháp bánnợ, cơ cấu lại khoản nợ…, xửlý tài sảnbảo đảm (TSBĐ) làgiải pháp quan trọng để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, quátrình xử lý TSBĐ của các ngân hàng vẫn còn nhiều rào cản, vướng mắc.
Mua sắm tập trung thuốc quốc gia: Khắc phục bất cập trong đấu thầu thuốc?