Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ nhiều bất cập trong xử lý nợ xấu, sở hữu chéo

(BKTO) - Chiều 18/9, tại HàNội, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán đã phối hợp với KTNNchuyên ngành VII tổ chức Tọa đàm Nợ xấu và sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng(TCTD) trong giai đoạn hiện nay và vai trò của KTNN.




Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: HUY THÀNH
Lãnh đạo KTNN chuyên ngành VII và Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán đồng chủ trì Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm còn có 54 đại biểu là công chức, viên chức, kiểm toán viên tại các đơn vị trực thuộc KTNN.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Đình Hòa - Phó giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán - nhấn mạnh: Nợ xấu và sở hữu chéo không chỉ là vấn đề quan trọng của riêng các TCTD mà còn là nguyên nhân gây cản trở mọi hoạt động của nền kinh tế. Nợ xấu đã, đang và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chỉ đạo quyết liệt, trong đó có việc tăng cường vai trò của các cơ quan thanh tra, giám sát, kiểm toán.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của KTNN trong việc đánh giá hiệu quả tái cơ cấu ngân hàng và kiểm soát, xử lý nợ xấu, KTNN đã Tổ chức Tọa đàm Nợ xấu và sở hữu chéo tại các TCTD và vai trò của KTNN. Tọa đàm là dịp để các kiểm toán viên nhà nước tiếp tục trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, từ đó đi đến thống nhất chung trong toàn Ngành về kiểm toán đối với vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo tại các ngân hàng thương mại.


Đại biểu trình bày tham luận. Ảnh: HUY THÀNH
Trong khuôn khổ của Tọa đàm, đại diện đến từ KTNN chuyên ngành VII, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán đã lần lượt trình bày các tham luận về xử lý nợ xấu, sở hữu chéo của Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam; vai trò của KTNN trong kiểm soát hoạt động tín dụng và đánh giá tình hình nợ xấu, sở hữu chéo của các ngân hàng thương mại; vai trò của NHNN trong công tác quản lý nợ xấu và sở hữu chéo tại các TCTD.

Các tham luận cho biết, 03 năm liên tiếp gần đây, KTNN đã thực hiện 03 cuộc kiểm toán việc thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” tại nhiều ngân hàng thương mại, trong đó chỉ rõ nhiều bất cập trong công tác xử lý nợ xấu, sở hữu chéo của các ngân hàng. Cụ thể, đến 31/12/2015, tính đầy đủ cả nợ tồn đọng tại Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), nợ được cơ cấu lại, nợ chưa chuyển nhóm nợ xấu theo kết luận của thanh tra Ngân hàng Nhà nước, số nợ xấu là 476,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,9% tổng dư nợ. Số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa phản ánh đúng thực chất tình hình nợ xấu của các TCTD. Hầu hết các TCTD được kiểm toán còn có tình trạng phân loại nhóm nợ chưa đúng quy định của NHNN. Việc xử lý nợ xấu chưa thực chất. VAMC chưa chủ động xử lý nợ xấu mà chủ yếu thông qua các TCTD bán nợ tự thực hiện với kết quả thấp…

Bên cạnh đó, trong suốt giai đoạn 2011-2015, kết quả kiểm toán tại các ngân hàng thương mại cho thấy, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng; tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm; rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng tiềm ẩn do nợ xấu chưa được kiểm soát… Qua kiểm toán, KTNN cũng đã điều chỉnh số liệu chủ yếu tăng trích lập dự phòng rủi ro, giảm lãi dự thu và giảm lợi nhuận, đánh giá tính tuân thủ quy định, quy chế tín dụng, an toàn tại các ngân hàng thương mại, đặc biệt làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể có vi phạm các quy định về hoạt động tín dụng.

Đối với vấn đề sở hữu chéo, kết quả kiểm toán cho biết, nhiều ngân hàng vi phạm các quy định của NHNN về tỷ lệ sở hữu. Đến 31/12/2015, toàn hệ thống vẫn còn 03 cặp ngân hàng sở hữu lẫn nhau; 06 TCTD có sở hữu trên 5% cổ phần các TCTD khác, 07 TCTD có cổ đông là các tổ chức kinh tế sở hữu cổ phần trên 15% vốn điều lệ và 08 ngân hàng thương mại nắm giữ cổ phần hơn 02 TCTD…

Thông qua kết quả kiểm toán, KTNN đã đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại nhằm kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động tín dụng, hạn chế tình trạng nợ xấu và sở hữu chéo của các TCTD.Trên cơ sở các tham luận, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận tập trung vào các vấn đề: trọng yếu kiểm toán, vai trò của KTNN trong việc đưa ra những cảnh báo đối với các TCTD…

“Với tinh thần làm việc khẩn trương, khoa học, Tọa đàm đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra. Các tham luận cũng như ý kiến phát biểu tại Tọa đàm là cơ sở để KTNN tham khảo trong quá trình xây dựng kế hoạch kiểm toán việc thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu thời gian tới”- Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VII Phạm Thanh Sơn kết luận.

THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Cần cân nhắc để đạt lợi ích tổng thể tốt nhất
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung 5 luật về thuế. Theo lộ trình cải cách thuế, cơ cấu lại nguồn thu cho phù hợp với tiến trình hội nhập, cắt giảm thuế quan, thì việc điều chỉnh tăng giảm một số sắc thuế, trong đó có tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) là việc phải làm để đảm bảo sự ổn định của ngân sách của nhà nước và phù hợp với hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp.
  • Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng:  Lượng chưa gắn liền với chất
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Kết luận về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) do Thanh tra Chính phủ công bố mới đây và ngay sau đó là việc NHNN thẳng thắn thừa nhận những khuyết điểm cho thấy, công tác thanh, kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng (TCTD) còn nhiều bất cập.
  • Thêm biện pháp kiểm soát  sở hữu chéo ngân hàng
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Mạng nhện sở hữu chéo đã từng bước được tháo gỡ trong giai đoạn cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) 2011-2015. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều ngân hàng vẫn còn tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các TCTD khác vượt mức cho phép. Bởi vậy, kiểm soát sở hữu chéo vẫn là vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước đặt ra khi các ngân hàng bước vào giai đoạn II của quá trình tái cơ cấu.
  • Hàng loạt doanh nghiệp  sẽ được giảm thuế
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Bộ Tài chính đang chủ trì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thuế Thu nhập cá nhân và Thuế Tài nguyên. Trong 5 luật thuế dự kiến được sửa đổi đồng bộ tới đây, những nội dung sửa đổi tại Luật Thuế TNDN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ, định hướng DN nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển ổn định hơn, giảm rủi ro tài chính…
  • Sửa đổi 5 luật thuế dưới góc nhìn chuyên gia
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Luậtsửa đổi, bổ sung 5 luật thuế đang được Bộ Tài chính đưa ra lấyýkiến và đã nhậnđược khá nhiều phản hồi. Dưới đây là mộtsố ý kiến từ chuyên gia, vớinhững góc nhìn và sự phân tích khá cụthể, giúp bạn đọc có thể đánh giá sáthơn các dựkiến sửa đổi, bổ sung về thuế.
Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ nhiều bất cập trong xử lý nợ xấu, sở hữu chéo