Kho bạc nhà nước sắp xếp tinh gọn bộ máy
Thứ Ba, 08/10/2019 14:05:00
(BKTO) - Ngày 8/10, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Trần Thị Huệ cho biết, từ ngày 1/10, hệ thống Kho bạc Nhà nước tiếp tục cắt giảm 128 phòng tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; sáp nhập, cắt giảm 15 Kho bạc Nhà nước cấp huyện và xóa bỏ 48 cấp tổ đội tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
![]() |
Hoạt động giao dịch thanh toán tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội- Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN |
Như vậy, từ năm 2015 đến nay, Kho bạc Nhà nước đã cắt giảm được 294 cấp phòng thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; rà soát, cắt giảm 15 Kho bạc Nhà nước cấp huyện và trên 1950 cấp tổ đội thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
Theo Phó tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Trần Thị Huệ, việc rà soát, kiện toàn tinh gọn bộ máy được đã hệ thống Kho bạc Nhà nước kết hợp đồng bộ với việc sắp xếp, tinh gọn đội ngũ cán bộ, công chức.
“So với năm 2015, ngành đã cắt giảm được gần 1.200 chỉ tiêu biên chế; thực hiện rà soát, tinh giản biên chế trên 160 công chức do hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Kho bạc Nhà nước quyết tâm đến 2021 cắt giảm tối thiểu 10% chỉ tiêu biên chế được giao so với năm 2015”, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Trần Thị Huệ nói.
Bên cạnh việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, hệ thống Kho bạc Nhà nước cũng đẩy mạnh cải cách quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa công nghệ quản lý; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ.
Trong thu NSNN, ngành đã điện tử hóa phương thức trao đổi dữ liệu thu ngân sách giữa cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại, rút ngắn thời gian thực hiện một giao dịch thu NSNN từ 30 phút xuống còn 5 phút/giao dịch.
Đối với kiểm soát chi, hồ sơ, quy trình thủ tục được đơn giản hóa, từng bước chuyển sang thanh toán trước, kiểm soát sau. Thời gian kiểm soát thanh toán chi đầu tư giảm từ 7 ngày xuống còn 3 ngày, chi tạm ứng, thường xuyên thực hiện trong ngày. Bên cạnh đó, áp dụng các dịch vụ công mức độ 3,4 trong công tác kiểm soát chi, mở và sử sụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Đại diện lãnh đạo ngành kho bạc cũng cho biết, việc triển khai hệ thống thông tin quản lý NSNN (TABMIS), giúp cho quản lý quỹ NSNN được gắn kết chặt chẽ với quy trình quản lý ngân sách từ khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách; triển khai thanh toán điện tử tập trung với hệ thống ngân hàng, đảm bảo mọi giao dịch được xử lý tự động, nhanh chóng, chính xác, an toàn; phát triển hệ thống thông tin quản lý nợ, quản lý ngân quỹ, quản lý kho quỹ,...
Trong năm 2020 và các năm tiếp theo, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Trần Thị Huệ cho biết ngành đang triển khai xây dựng Đề án thực hiện sắp xếp tổ chức Kho bạc Nhà nước theo khu vực liên huyện.
Đồng thời, Kho bạc Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu sắp xếp tổ chức theo khu vực, phù hợp với việc sắp xếp, sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp. Theo lãnh đạo Kho bạc Nhà nước thì định hướng ngành sẽ tổ chức theo mô hình 2 cấp, tại Trung ương là cấp hoạch định chính sách và tổ chức điều hành; tại các đơn vị kho bạc trực thuộc là cấp thực hiện, loại bỏ các cấp trung gian.
“Về cơ bản, các giao dịch sẽ được xử lý tập trung tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, ngoài ra có các điểm giao dịch tiếp nhận hồ sơ chứng từ và xử lý các giao dịch đơn giản, mức độ rủi ro thấp”, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Trần Thị Huệ cho biết.
ĐÔNG SƠN (theo TTXVN)
Tin cùng chuyên mục
-
VN-Index giảm mạnh nhất trong lịch sử, phố Wall hồi phục nhờ kết quả kinh doanh lạc quan
-
7 giải pháp phát triển kinh tế tri thức
-
Giai đoạn 2016-2020: Tổng thu ngân sách vượt mục tiêu đề ra
-
Để dữ liệu trở thành “tài sản chiến lược” của các ngân hàng
-
Ngành công thương đóng góp lớn cho phát triển kinh tế đất nước
-
Thu ngân sách năm 2020 đạt 98% dự toán
-
Giới đầu tư chốt lời, Phố Wall chìm trong sắc đỏ
-
Tăng trưởng tín dụng năm 2021 sẽ khả quan hơn con số 12%?
-
Chi phòng chống dịch, thiên tai năm 2020 lên đến hơn 30 nghìn tỷ đồng
-
Doanh nghiệp FDI có lãi chiếm tỷ lệ ít, nhiều doanh nghiệp lỗ lớn, liên tục trong nhiều năm
Đọc nhiều nhất
-
Lãnh đạo toàn diện hoạt động kiểm toán với phương châm quyết liệt, khoa học, thận trọng, chặt chẽ
-
Hướng dẫn kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán Nhà nước
-
Lô vắc xin Covid-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam
-
Lãnh đạo thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030
-
Nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác quản lý, điều hành của Chính phủ nhiệm kỳ 2016- 2020
-
KTNN ban hành Quy định kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán
-
11 nhóm đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam
-
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 24/3
-
Nâng cao toàn diện hoạt động, phát huy vai trò công cụ kiểm tra, giám sát hữu hiệu của Đảng, Nhà nước
-
Phát huy giá trị cốt lõi "Độc lập - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng", tăng cường năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm toán nhà nước