Đến ngày 09/6, tín dụng tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2021

(BKTO) – 6 tháng đầu năm, chính sách tiền tệ tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành chủ động, linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, bất chấp áp lực lạm phát gia tăng mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới.



                
   

Họp báo diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú. Ảnh: Thành Đức

   

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh nội dung trên tại Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022, ngày 15/6.

Thị trường tiền tệ ổn định, thanh khoản thông suốt

Báo cáo của NHNN cho biết, NHNN đã điều hành nghiệp vụ thị trường mở chủ động, linh hoạt nhằm đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng (TCTD), góp phần ổn định thị trường tiền tệ.

Trong điều hành lãi suất, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành mặc dù chịu áp lực từ xu hướng nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất trên toàn cầu, nhằm tạo điều kiện để TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất - kinh doanh.

Tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ; qua đó, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát. Thanh khoản thị trường tiếp tục thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

Tín dụng và các chính sách ưu đãi tạo đà cho phục hồi kinh tế

Ngay từ đầu năm 2022, NHNN đã có chỉ đạo, định hướng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Đến ngày 09/6, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2021, phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Kết quả này góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng.
Toàn cảnh họp báo. Ảnh:Thành Đức

Đồng thời, ngành ngân hàng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ tại các TCTD theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung; chính sách giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng; chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán...

Đến cuối tháng 4/2022, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ khi ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN là hơn 695 nghìn tỷ đồng cho trên 1,1 triệu khách hàng.

Dư nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ hiện còn hơn 198 nghìn tỷ đồng của gần 680 nghìn khách hàng; lũy kế giá trị nợ đã được miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ là gần 91 nghìn tỷ đồng cho gần 490 nghìn khách hàng. Dư nợ miễn giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ còn gần 18 nghìn tỷ đồng của hơn 166 nghìn khách hàng.

Triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ, NHNN đã ban hành Kế hoạch hành động để thực hiện trong toàn ngành; tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn Ngành triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn NSNN 40.000 tỷ đồng theo Nghị định số 31/2022/NDD-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN…

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021: Giao dịch TTKDTM tăng 69,7% về số lượng và 27,5% về giá trị, qua internet tăng tương ứng 48,39% và 32,76%, qua điện thoại di động tăng 97,65% và 86,68%, qua QR code tăng 56,52% và 111,62%. Tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.

Công tác truyền thông, giáo dục tài chính được đẩy mạnh góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân khi sử dụng dịch vụ tài chính, qua đó thúc đẩy TTKDTM, tài chính toàn diện.

Công tác tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu tiếp tục được triển khai tích cực. Sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững...

Kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu

Thời gian tới, bám sát chỉ đạo của Chính phủ và các mục tiêu của Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022-2023, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, diễn biến dịch bệnh để điều hành đồng bộ, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường...

“Kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu trong điều hành chính sách tiền tệ” - Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, đồng thời lưu ý thêm một số nội dung trọng tâm trong điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm.

Theo đó, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các DN thuộc những lĩnh vực ưu tiên vay vốn để phục hồi sản xuất, tạo việc làm cho người lao động.

Đồng thời, chú trọng triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện hỗ trợ người dân gặp khó khăn. NHNN sẽ chỉ đạo một số ngân hàng triển khai gói cho vay 10.000 tỷ đồng, với lãi suất bằng 50% lãi suất thị trường hiện nay để đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng của công nhân.

Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ để tạo sự ổn định cho nền tài chính quốc gia.

NHNN cũng khuyến khích các TCTD đổi mới công nghệ, có nhiều sản phẩm, dịch vụ mới nhằm nâng cao trải nghiệm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng./.

THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Đánh thức tiềm năng đầu tư dầu khí
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Luật Dầu khí (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ chế chính sách đồng bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, qua đó thúc đẩy phát triển bền vững ngành năng lượng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
  • Chứng khoán thế giới "đỏ lửa", giá Bitcoin xuống thấp nhất trong vòng 18 tháng
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO)- Thị trường chứng khoán thế giới trong phiên 13/6 đồng loạt giảm điểm khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy mạnh tăng lãi suất để phòng chống lạm phát. Bên cạnh đó, đồng Bitcoin cũng đã lao dốc xuống mức thấp nhất trong 18 tháng và để mất ngưỡng 23.000 USD trong phiên 13/6.
  • Luật Dầu khí cần đảm bảo tính đặc thù của ngành dầu khí
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong bối cảnh mới, Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) cần phải có cách nhìn mới. Các chuyên gia chỉ rõ, mới không chỉ là đề xuất cơ chế ưu đãi đặc biệt để “đánh thức” đầu tư vào lĩnh vực kinh tế từng có năm đóng góp đến 25% GDP của cả nước mà quan trọng hơn là bảo đảm được tính đặc thù của ngành dầu khí, đồng thời bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hài hòa thông lệ quốc tế.
  • Việt Nam cùng các thành viên WTO chung tay ứng phó với những thách thức toàn cầu
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Từ ngày 10-17/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đoàn công tác của Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12) tại Geneva, Thụy Sỹ theo lời mời của Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala và Chủ tịch Đại hội đồng WTO Timur Suleimenov.
  • Cần đảm bảo dòng chảy thương mại nông sản trên toàn cầu
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bên lề Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12) đang diễn ra tại Thụy Sĩ, Bộ trưởng của Nhóm các nước xuất khẩu nông sản (Cairns), trong đó có Việt Nam, đã họp và ra Tuyên bố chung của Nhóm liên quan đến các cải cách WTO cần thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đến ngày 09/6, tín dụng tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2021