Nữ cận vệ của Bác và ký ức về những ngày tham gia giành chính quyền

(BKTO) - Ở tuổi “cổ laihy”, nhưng Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận - nguyên Phó Cục trưởng CụcCảnh vệ (Bộ Công an) vẫn minh mẫn và nhanh nhẹn. Chuyện của mấy mươi năm trước,bà vẫn nhớ và kể rành rọt, đặc biệt khi gợi nhắc về những ngày chuẩn bị Tổng khởinghĩa giành chính quyền và cơ duyên được cận kề bên Bác, ánh mắt của nữ cận vệ nămxưa sáng lên vẻ tinh anh.



Ký ức về những ngày tham gia giành chính quyền

Tiếp chuyện chúng tôi, bà Nguyễn Thị Bích Thuận, tên thật là Nguyễn Thị Thuận (phu nhân cố Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Lê Văn Lương) vẫn nhớ như in khi kể về cuộc đời đầy dấu ấn thời cuộc của mình, từ khi là nữ sinh Trường Đồng Khánh, tham gia giành chính quyền ngày 19/8 đến khi được làm cận vệ cho Bác. Lịch sử dân tộc kể từ Cách mạng Tháng Tám đến nay đã trải qua hơn 70 năm, ấy vậy qua lời kể của bà, từng chi tiết hiện lên thật sinh động, dù rằng nữ cận vệ năm ấy, nay sắp bước qua tuổi 95.

Bức ảnh chụp Bà Thuận (ngoài cùng bên phải) với Bác Hồ, Ảnh: Tư Liệu
Sinh ra và lớn lên ở làng Lãng Yên (nay là phường Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội), trong một gia đình công nhân viên chức nghèo, bà phấn đấu học tập và thi đỗ vào trường nữ sinh Đồng Khánh. Theo lời kể của bà, hồi đó trường Bưởi, Trường Đồng Khánh là hai cái nôi nuôi dưỡng ý chí cách mạng cho nhiều thế hệ chiến sỹ. Bà bảo: “Trong lễ chào cờ, có hai cột cờ, một cờ Pháp, một cờ Việt Nam, nhưng khi kéo cờ thì chúng tôi để cờ Việt Nam lên nhanh hơn và khi kéo xuống thì đưa cờ Pháp tụt nhanh hơn”.

Bà Thuận kể: “Qua mối quan hệ với chị Hà Giang, lúc đó đang hoạt động ở Hội Phụ nữ cứu quốc, tháng 10/1944, tôi tham gia vào tổ chức này, bắt đầu hoạt động ở Liên khu II Hà Nội”. Tháng 7/1945, Hà Nội sục sôi trong không khí chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Bà được vận động may một lá cờ để treo trên đỉnh Tháp Rùa. Nhưng kiếm vải ở đâu? Trong khi tình hình rối ren, ra chợ mua những loại vải này rất dễ bị lộ. Sau nhiều đêm trăn trở, bà đã đi đến quyết định dùng chính chiếc khăn đỏ phủ trên ngai thờ tổ của gia đình và cắt thành một hình chữ nhật để may cờ, phần vải còn lại bà đặt lên ngai thờ.

Sau khi lá cờ hoàn thành và được treo theo đúng kế hoạch, dư luận xôn xao ca tụng lực lượng Việt Minh “xuất quỷ nhập thần”, khiến hàng ngũ của địch cũng nao núng, bởi đây là lần đầu tiên một lá cờ đỏ sao vàng năm cánh được tung bay trong vòng kiểm soát của địch - bà Thuận nhớ lại.

Từ ngày 17 đến 19/8, bà cùng các chị em trong Hội Phụ nữ cứu quốc tham gia vào các hoạt động mít tinh, cướp chính quyền tại Hà Nội. Bà kể: “Đúng ngày 19/8, Đoàn của chúng tôi được giao nhiệm vụ tiến về Trại Bảo an binh, cùng với đoàn biểu tình làm hậu thuẫn cho đoàn đại biểu Việt Minh thương thuyết với quân đội Nhật. Sau đó, tôi được lệnh đưa một tốp về Ty Liêm phóng, nơi lực lượng công an của ta đã chiếm đóng. Đây cũng là dấu mốc đầu tiên tôi tham gia vào lực lượng công an”.

Những kỷ niệm khó quên của nữ cận vệ

Năm 1961, bà Thuận là một trong những sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Đại học Y, Dược với tấm bằng đỏ chuyên ngành Hóa độc chất. Sau đó, bà được Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn bố trí sang Liên Xô học các phương pháp bảo vệ lãnh tụ. Về nước, bà được bố trí công tác tại Cục Cảnh vệ làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ và trở thành nữ cận vệ đầu tiên của Bác.

Từng có cơ hội gặp Bác hai lần sau Cách mạng Tháng Tám, thế nhưng, bà Thuận cũng không thể ngờ rằng mình lại có vinh dự được cận kề bên Bác hằng ngày. Bởi thế, bà đã thực hiện công việc với trách nhiệm công tác và lòng thành kính cao nhất. “Tất cả thực phẩm Bác dùng tôi đều kiểm tra kỹ lưỡng khi phát hiện thức ăn của Bác không đảm bảo an toàn, bà kiên quyết yêu cầu thay, bởi tất cả vì sức khỏe của Người.. Thư, quà gửi Bác cũng được kiểm tra tỉ mỉ. Nơi Bác đến cũng được rà soát kỹ nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn. Có hôm được Bác mời cơm, hai Bác cháu trò chuyện thân tình như hai cha con.

Biết tôi đi học ở Liên Xô về, Bác căn dặn: Cháu không được bắt chước, rập khuôn mà phải áp dụng phù hợp thực tế” - bà Thuận nhớ lại.

Được tham gia trực tiếp vào công tác bảo vệ Bác từ năm 1961 cho tới lúc Bác mất, bà Thuận vẫn không thể nào quên những chuyến tháp tùng Bác. Cũng trong năm 1961, Bác về Nghệ An thăm quê.

Đoàn cán bộ, trực tiếp do đồng chí Phan Văn Xoàn (khi đó là Cục trưởng Cục Cảnh vệ) tham gia tiền trạm trước. “Mấy nữ chiến sỹ cảnh vệ được bố trí bảo vệ địa điểm phải hóa trang là nhân viên nhà khách. Mọi việc đều phải giữ bí mật và không để Bác biết, bởi Bác không muốn công tác bảo vệ Bác tạo nên khoảng cách giữa Bác với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào. Sau, Bác biết việc nhưng không trách các chiến sỹ bởi đó là nhiệm vụ được T.Ư giao phó. Bác chỉ căn dặn các cháu cần phải giữ yếu tố bất ngờ, bí mật; phải giữ mối quan hệ với quần chúng, dựa vào quần chúng tạo lực cùng chiến đấu” - bà Thuận kể.


Ở tuổi 95, nhưng nữ cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn và tinh anh,Ảnh: Nguyễn Lộc

Bà vẫn còn nhớ như in sáng mít tinh tại Quảng trường Ba Đình năm 1965, chào mừng đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Liên Xô sang thăm Việt Nam. Khi bà vào Phủ Chủ tịch để chuẩn bị, trông thấy Bác vẫn mang bộ kaki và đôi dép cao su, bà nhắc Bác, nhưng Bác liền nói: “Bác vẫn đi dép này có sao đâu”. Câu nói của Bác khiến bà vô cùng xúc động và thêm kính phục vị lãnh tụ giản dị. Sau đó, Bác chỉ tay và bảo bà uống cốc sữa đã đặt từ trước trên bàn.Từ chối không được, lòng bà áy náy lắm, vì đó là cốc sữa sáng của Bác…

Những kỷ niệm trong thời gian gần mười năm theo bảo vệ Bác được bà Thuận kể lại với sự xúc động và trân trọng bằng cả trái tim. Từng câu nói, lời dạy của Bác đều được bà ghi nhớ và làm theo cho đến tận ngày hôm nay. Bà tâm niệm: “Lời Bác dạy cần phải được khắc sâu, làm đúng và mỗi thế hệ phải có trách nhiệm nêu gương sáng cho các thế hệ sau này”.

NGUYỄN LỘC (Ghi)
Cùng chuyên mục
  • Đổi mới phong cách phục vụ: Người bệnh có hài lòng?
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cùng với các chính sách về đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới cơ chế tài chính, Bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, ngành Y tế đã có hẳn một Đề án nhằm quyết liệt đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Tuy nhiên, sau một năm triển khai Đề án, những nỗ lực của ngành Y tế dường như chưa phát huy hiệu quả.
  • Từ vụ sập nhà ở Cửa Bắc (Hà Nội): Người dân vẫn... “sống trong sợ hãi”!
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tình trạng sốngtrong những ngôi nhà, khu tập thể cũ đang làm gia tăng nỗi lo mất an toàn chongười dân. Ví dụ điển hình về những thiệt hại nặng nề từ vụ tai nạn tại nhà số43 phố Cửa Bắc (Ba Đình, Hà Nội) mới đây đã tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnhbáo không chỉ với Hà Nội mà đối với các đô thị khác trên cả nước.
  • Cần minh bạch doanh thu tại các dự án BOT
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hiện nay, các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đang được thực hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên do thiếu sự giám sát, nhiều trạm thu phí BOT đã luồn “lách” để tận thu, làm thất thoát tiền của Nhà nước, gây thiệt hại cho người dân và DN. Câu chuyện chênh lệch doanh thu tại trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ những ngày qua là một ví dụ điển hình.
  • Giáo dục chuyên nghiệp tiếp tục gặp khó
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hơn 20 cơ sở không tuyển được họcsinh Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trong năm học vừa qua - cho thấy những khókhăn trong công tác tuyển sinh của giáo dục chuyên nghiệp những năm gần đây. Trongkhi đó, công tác phân luồng, hướng nghiệp được cho là vẫn còn nhiều bất cập vàchưa đủ mạnh để thu hút người học vào bậc học này.
  • Kiểm định khí thải xe máy: Cần cơ chế hợp lòng dân
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo Dự thảo Đề án quy định về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đốivới xe mô tô, xe gắn máy (sau đây gọi chung là xe máy) sẽ được triển khai tại 5thành phố trực thuộc T.Ư từ ngày 01/7/2018. Nhiều ý kiến cho rằng việc làm này làđúng và cần thiết, tuy nhiên, cần phải được hỗ trợ, khuyến khích bằng nhiều hìnhthức để người dân sẵn sàng đồng thuận, tự nguyện chấp hành. Nếu không, rất cóthể Đề án sẽ lại một lần nữa nằm trên… bản thảo vì chưa thực sự phù hợp vớithực tiễn.
Nữ cận vệ của Bác và ký ức về những ngày tham gia giành chính quyền