Nhiều bất cập trong quản lý đầu tư khai thác khoáng sản

(BKTO) - Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành khaikhoáng Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro từ sự bất cập của chính sách, quy hoạch vàviệc quá ưu ái cho doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Điều nàykhông chỉ gây lãng phí tài nguyên quốc gia mà còn làm giảm hiệu quả thu ngânsách.




Mỏ sắt Thạch Khê sau 8 năm triển khai dự án vẫn chỉ dừng ở giai đoạn bóc một phần đất phủ.Ảnh:TS
Hiệu quả đã tương xứng với ưu đãi?

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về khoáng sản với hơn 5.000 điểm mỏ và 60 loại khoáng sản (KS) khác nhau. Hiện nay, trên cả nước có khoảng trên 170 DNNN hoạt động trong lĩnh vực KS, nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm 05 tập đoàn và tổng công ty lớn.

Điều đáng nói, dù đầu tư của nhà nước chiếm một tỉ trọng lớn trong đầu tư khai thác tài nguyên, tuy nhiên tính hiệu quả của đầu tư trong các dự án khai thác KS còn hạn chế. TS Lê Ái Thụ - Chủ tịch Hội Địa chất Việt Nam cho rằng: Số DNNN tuy ít nhưng lại chiếm tỉ trọng KS rất lớn do hầu hết các mỏ KS lớn đều do Nhà nước quản lí. Nghĩa vụ đóng thuế, phí giữa các DN tư nhân và Nhà nước là như nhau, tuy nhiên các DNNN lại nhận được nhiều ưu đãi hơn. Riêng ngành than do Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) quản lý còn được ưu tiên, không phải đấu giá quyền khai thác KS.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, hiện DNNN nhận được rất nhiều ưu đãi cả về chính sách cũng như nguồn lực. Nhà nước cho phép DNNN kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, ưu đãi của Nhà nước không tỷ lệ thuận với những đóng góp của các tập đoàn, DNNN trong ngành KS mà theo chiều hướng ngược lại. Vì theo tính toán, các DN này đóng góp qua việc nộp ngân sách giảm đi, không tạo thêm các việc làm mới, giá trị tài sản lại bị âm.

Bà Trần Thanh Thủy - Trung tâm con người và Thiên nhiên cho rằng: Có vẻ như các ngân hàng vẫn đang ưu ái với các dự án của ngành khai thác KS. Theo số liệu đã công bố của Vietcombank, năm 2016, dư nợ của ngành KS tại ngân hàng này lên tới 20.000 tỷ đồng, ngành năng lượng là 25.000 tỷ đồng, trong khi đó dư nợ của ngành nông nghiệp chỉ có 2.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó là đầu tư không hiệu quả, bà Thủy đưa ra ví dụ như dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh): Sau 8 năm triển khai, dự án vẫn tạm dừng ở giai đoạn bóc một phần đất phủ. Trên thực tế nhiều ý kiến cho rằng việc thực thi dự án này là hoàn toàn không hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn mặt môi trường do dự án này nằm rất sâu dưới lòng đất và sát biển, nên việc khai thác phải bóc một lượng lớn đất phủ và quản lý chất thải cũng như việc hạn chế việc thấm nước từ biển vào là vô cùng tốn kém. Tuy nhiên dự án này vẫn được triển khai. Năm 2015, dự án được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chấp thuận cho vay 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn 1 để thực hiện dự án này.

Hay dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do EVN 2 làm chủ đầu tư và do tập đoàn Điện khí Thượng Hải Trung Quốc làm tổng thầu công trình với tổng giá trị hợp đồng là 1.384 tỷ USD. Dự án này gặp nhiều vấn đề liên quan đến khói bụi, xỉ than và sự phản ứng gay gắt từ cộng đồng địa phương. Do gặp phải vấn đề về môi trường nên dự án phải tạm dừng hoạt động nhiều lần. Chi phí cho mỗi lần khởi động lại hệ thống cũng đã lên tới hàng tỷ đồng. Tuy vậy dự án này vẫn được chấp thuận cho vay 7.500 tỷ đồng bởi Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Nhiều bất cập trong quản lý

Cho đến nay, tình hình khai thác KS đang là vấn đề thời sự nóng bỏng. Cả nước hiện có 500 giấy phép khai thác KS do các cơ quan Trung ương cấp và hơn 4.200 giấy phép do UBND các tỉnh, thành cấp còn hiệu lực. Tuy nhiên, nhiều giấy phép cấp không đúng quy định đã dẫn đến sự khai thác bừa bãi. Công tác quản lý quy hoạch còn thiếu chặt chẽ, chưa thực hiện đúng quy hoạch dẫn đến việc cấp phép thăm dò, khai thác một số loại KS vượt quá quy hoạch. Bên cạnh đó, việc đánh giá trữ lượng còn hạn chế, độ tin cậy thấp.

TS.Nguyễn Thành Sơn - nguyên Trưởng Ban Chiến lược TKV cho rằng, bất cập lớn nhất trong lĩnh vực KS là từ chính sách và quy hoạch. Các Bộ Tài nguyên - Môi trường, Công thương, Xây dựng đều làm quy hoạch KS nhưng chất lượng cực kì thấp. Như quy hoạch than là quy hoạch lớn nhất trong lĩnh vực KS. Nhưng từ ngày thành lập đến nay đã hơn 20 năm rồi mà TKV vẫn hoạt động duy nhất theo quy hoạch được phê duyệt từ năm 2003. Sau đấy đều là ý kiến điều chỉnh nhưng không có một phê duyệt chính thức nào cả vì chất lượng quy hoạch rất kém. Hay việc thực hiện quy hoạch, trong quy hoạch này nói rõ, xuất khẩu than tối đa trong giai đoạn 2000-2005 là 5 triệu tấn nhưng thực tế đã xuất khẩu gần 20 triệu tấn…

Ở khía cạnh khác, TS Lê Đăng Doanh cũng chỉ rõ, tình trạng xuất lậu sang Trung Quốc rất nghiêm trọng bằng chứng là con số thống kê giữa Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau rất nhiều. Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng tham nhũng, lãng phí trong việc khai thác tài nguyên. Nhà nước cần phải kiểm soát chặt chẽ, tiến tới chấm dứt xuất lậu quăng thô sang Trung Quốc. Đồng thời sớm thực hiện áp dụng sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI).

Nhiều chuyên gia đều thống nhất ý kiến cho rằng tất cả tài nguyên KS là của quốc gia và phải quản lý theo luật thống nhất. Tiền thuế thu được phải thiết lập thành một quỹ để tái tạo về tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đề xuất Bộ Tài nguyên Môi trường cần đánh giá lại trữ lượng KS của Việt Nam hiện nay.

HOÀNG LONG
Cùng chuyên mục
  • Thách thức đối với tăng trưởng kinh tế
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo dự báo của các chuyên gia Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trungương (CIEM), tăng trưởng kinh tế quý III/2016 của Việt Nam có thể đạt mức6,14%. Dự báo này được đưa ra dựa trên đánh giá của các cơ quan tổ chức vềtriển vọng kinh tế thế giới, cũng như khả năng sử dụng một số công cụ chínhsách kinh tế trong nước.
  • Điều hành kinh tế và những câu hỏi ngỏ
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)-Giữa lúc tăng trưởng GDP của Việt Nam đang chậm lại, lạm phát có xuhướng tăng, thị trường trong nước và thế giới vẫn đang biến động, nhiều câu hỏiđã được đặt ra đối với công tác điều hành của Chính phủ. Có nhất thiết theođuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% ? Trong điều hành kinh tế, điều gì sẽxảy ra nếu Chính phủ tiếp tục đi theo con đường cũ?
  • Thách thức kiểm soát lạm phát
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Kiểm soát lạm phát là mộttrong những trụ cột quan trọng của chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2016,Quốc hội đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 5%. Tuy nhiên, những diễn biếnbất thường của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong nửa đầu năm nay và nhiều yếu tốbất lợi khác khiến nhiều chuyên gia quan ngại về khả năng đạt được mục tiêu này.
  • Nhìn rõ tồn tại để có giải pháp hiệu quả
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Đây là yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khi cho ý kiến vềcác báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện NSNN 6tháng đầu năm 2016 tại phiên họp thứ 50. Đánh giá thực tế khách quan khó khănvà những nỗ lực, quyết liệt của Chính phủ trong điều hành, quản lý, UBTVQH chorằng, Chính phủ cần đánh giá sâu và nhìn nhận rõ hơn những tồn tại, hạn chếtrong thời gian qua để có những giải pháp tháo gỡ thực sự hiệu quả.
  • Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP: Còn nhiều “rào cản“
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Canh tác chè truyền thống dựachủ yếu vào các loại phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồngốc hóa học đang để lại nhiều hệ quả tiêu cực với sức khỏe con người và môitrường sinh thái, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu. Do vậy, hướng đến nền sản xuất chètheo quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là một hướng đi tấtyếu của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, dù đã có định hướng từ lâu nhưng kết quảđạt được vẫn chưa đáng là bao.
Nhiều bất cập trong quản lý đầu tư khai thác khoáng sản