Xây dựng và áp dụng Hệ thống mẫu biểu hồ sơ: Đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động kiểm toán

(BKTO) - Vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ký Quyết định 06/2016/QĐ-KTNN ban hành Hệ thống 60 mẫu biểu hồ sơ (MBHS) kiểm toán. Quyết định đã chính thức có hiệu lực từ ngày 17/12. Việc áp dụng Hệ thống MBHS mới này sẽ góp phần khắc phục những tồn tại, bất cập từ thực tiễn hoạt động kiểm toán, tăng cường công tác kiểm soát và quản lý chặt chẽ các Đoàn kiểm toán, qua đó nâng cao chất lượng cũng như tính chuyên nghiệp trong hoạt động kiểm toán của KTNN.




Hệ thống MBHS mới đã bao quát hoạt động kiểm toán theo các giai đoạn của quy trình kiểm toán. Ảnh: NT
Hệ thống MBHS được xây dựng, sửa đổi phù hợp với Luật KTNN 2015 và bước đầu đã tiếp cận với Hệ thống 39 Chuẩn mực KTNN, đáp ứng yêu cầu mới từ thực tiễn hoạt động kiểm toán, xu hướng hội nhập quốc tế, đặc biệt là tiếp cận phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu.

Hệ thống MBHS mới bao quát các hoạt động kiểm toán theo các giai đoạn của quy trình kiểm toán, từ hồ sơ kiểm toán chung đến hồ sơ kiểm toán cho các lĩnh vực kiểm toán. Hệ thống này được xây dựng tương thích với Hệ thống Mẫu biểu Báo cáo tài chính các lĩnh vực theo quy định của Nhà nước; đơn giản, dễ thực hiện, thiết thực, đảm bảo ngắn gọn, giảm thủ tục hành chính. Ngoài các quy định cứng để áp dụng một cách nhất quán, Hệ thống MBHS kiểm toán còn đảm bảo tính mở, linh hoạt, thống nhất, đồng bộ, dễ cập nhật, bổ sung, sửa đổi; có các hướng dẫn cụ thể để Kiểm toán viên (KTV) áp dụng một cách thuận lợi trong hoạt động kiểm toán.

Nhằm đổi mới hoạt động kiểm toán của KTNN, đặc biệt là đổi mới công tác lập Kế hoạch kiểm toán (KHKT) và kiểm soát chất lượng kiểm toán, Hệ thống MBHS đã bổ sung thêm một số mẫu còn thiếu như: Đề cương khảo sát thu thập thông tin phục vụ cho việc lập KHKT; thông báo kết quả kiểm toán của Đoàn kiểm toán; tờ trình kiểm tra đối chiếu với bên thứ ba; công văn đề nghị đơn vị được kiểm toán giải trình số liệu; công văn gửi Kho bạc Nhà nước; thông báo kết luận của lãnh đạo KTNN tại cuộc họp duyệt KHKT và cuộc họp duyệt Báo cáo kiểm toán (BCKT). Đồng thời, Hệ thống MBHS mới cũng đã bổ sung thêm nội dung: “Thông báo kết quả kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán chi tiết” sẽ được hoàn thiện và phát hành cùng BCKT của Đoàn; hoàn thiện mẫu “Biên bản kiểm toán” xây dựng cho từng lĩnh vực kiểm toán, bỏ “BCKT của Tổ kiểm toán” cho phù hợp với Luật KTNN 2015.

Bên cạnh đó, Hệ thống MBHS mới đã sửa đổi các mẫu: KHKT tổng quát, KHKT chi tiết, Nhật ký kiểm toán, BCKT. Cụ thể, mẫu KHKT tổng quát được sửa đổi theo hướng tiếp cận phương pháp kiểm toán dựa trên trọng yếu rủi ro, hướng dẫn cụ thể hơn về đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu (hoặc trọng tâm) kiểm toán, bảo đảm liên kết giữa các phần; bổ sung trình bày phương pháp kiểm toán đối với các nội dung trọng yếu (hoặc trọng tâm) có độ phức tạp; biểu phân tích thông tin, nêu rõ lý do xác định các nội dung trọng yếu (hoặc trọng tâm) kiểm toán, mục tiêu của từng nội dung, thủ tục kiểm toán đối với nội dung trọng yếu (hoặc trọng tâm).

Mẫu KHKT chi tiết bổ sung thêm phần thông tin về đơn vị được kiểm toán chi tiết, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro, trọng tâm kiểm toán; trình bày phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán đối với từng nội dung; bổ sung hướng dẫn KHKT chi tiết phải thực hiện lập và phê duyệt xong (trừ đoàn có quy mô lớn, thực hiện trên phạm vi rộng thì phải lập xong dự thảo) trước khi ban hành quyết định kiểm toán, để hạn chế ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán.

Mẫu Nhật ký kiểm toán bỏ bớt một số nội dung không cần thiết; hướng dẫn rõ thêm một số nội dung ghi chép, đặc biệt là ghi chép kết quả kiểm toán; bổ sung yêu cầu đính kèm vào Nhật ký kiểm toán một số hồ sơ, bằng chứng kiểm toán do các KTV lập có sẵn trên máy, có thể đính các bằng chứng thu thập được từ phía đơn vị và bên ngoài (tùy vào từng điều kiện) để lãnh đạo kiểm toán và bộ phận kiểm soát độc lập (ngay cả khi không có mặt tại đơn vị được kiểm toán) có thể kiểm soát chất lượng kiểm toán và quản lý chặt chẽ các hoạt động kiểm toán của các KTV và chỉ đạo kịp thời các Đoàn kiểm toán.

Mẫu BCKT lược bớt một số nội dung tại phần đầu BCKT cho ngắn gọn; bổ sung kết luận ngay theo từng nội dung kiểm toán ở phần cuối cùng của từng mục lớn; phần kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đánh giá tùy theo KHKT được duyệt; bổ sung Phụ lục hướng dẫn ghi chép chứng từ thực hiện kiến nghị kiểm toán và phần cuối của báo cáo được sửa đổi phù hợp với văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính; bổ sung Phụ lục công văn gửi Kho bạc các tỉnh (do có cuộc kiểm toán thực hiện tại nhiều tỉnh) để đảm bảo tính thống nhất; sửa Phụ lục kiến nghị xử lý tài chính cho thống nhất giữa các lĩnh vực kiểm toán và thống nhất với Phụ biểu gửi Kho bạc nhà nước; bổ sung Phụ lục thuyết minh kiến nghị kiểm toán (thuyết minh rõ nguyên nhân để thuận tiện cho soát xét, đảm bảo thận trọng cho các kiến nghị kiểm toán).

Bên cạnh đó, các mẫu biểu khác được rà soát, sửa đổi bảo đảm sự thống nhất giữa các mẫu biểu và phù hợp với Luật KTNN.
Hệ thống MBHS kiểm toán được xây dựng là kết quả của sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo KTNN, sự đồng lòng của toàn thể công chức, KTV trong toàn ngành. Để Hệ thống MBHS kiểm toán được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, KTNN phải tiến hành tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về cách lập và ghi chép Hệ thống MBHS một cách toàn diện, chi tiết, đầy đủ cho tất cả các KTV để đảm bảo áp dụng thống nhất.

Đồng thời, cần phải đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho việc áp dụng Hệ thống MBHS kiểm toán vào thực tiễn hoạt động kiểm toán; xây dựng những phần mềm ứng dụng ngoài Nhật ký điện tử, phần mềm cơ sở dẫn liệu các đầu mối kiểm toán, phần mềm tổng hợp kết quả kiểm toán. Việc thực hiện các biện pháp này nhằm đưa Hệ thống MBHS áp dụng vào thực tiễn để nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động kiểm toán của KTNN.

ThS. NGÔ MINH KIỂM - Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (KTNN)
Cùng chuyên mục
  • Khắc phục tồn tại để thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tiếptục chương trình phiên họp thứ 5, sáng 21/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội(UBTVQH) đã nghe và thảo luận về báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiệnNghị quyết 1052/NQ-UBTVQH13 ngày 24/10/2015 về một số định hướng, nhiệm vụ vàgiải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Nghị quyết 1052). Việcnhìn nhận rõ những tồn tại, vướng mắc để hội nhập kinh tế quốc tế thành công làvấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại phiên họp.
  • Động lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tại Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) năm 2016 với chủ đề “Chính phủkiến tạo và hành động - Động lực mới cho phát triển” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư(KH&ĐT) và Ngân hàng Thế giới (WB) đồng tổ chức mới đây tại Hà Nội, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Xây dựng hệ thống hành chính quốc gia thống nhất,hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ kiến tạo phát triển, liêm chính,hành động, phục vụ người dân, DN là một nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủnhiệm kỳ 2016-2020.
  • Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị bàn tròn  với mạng lưới chuyên gia toàn cầu.
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều13/12, Hội nghị bàn tròn “Thủ tướng với mạng lưới chuyên gia toàn cầu về pháttriển Việt Nam” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Nhóm Sáng kiến Việt Nam đồng tổchức đã diễn ra tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hộinghị. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, lãnh đạo các Bộ, ngành,cơ quan nghiên cứu - tham mưu, mạng lưới chuyên gia, học giả trong và ngoài nước.
  • Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến  toàn quốc về nhà ở xã hội
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 07/12, Thủtướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội.Theo thốngkê của Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã đưa vào sử dụng 3,7triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, góp phần giảiquyết chỗ ở cho gần 500.000 người thu nhập thấp, công nhân lao động tại đô thịvà khu công nghiệp. Tuy nhiên, đến nay mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng 179dự án nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp (tương đương 71.150căn hộ), so với chỉ tiêu đến năm 2020 đã đề ra tại Chiến lược phát triển nhà ởquốc gia (khoảng 250.000 căn hộ) thì đến thời điểm hiện tại, mới giải quyếtđược khoảng 28%.
  • Đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN để giải phóng nguồn lực tăng trưởng kinh tế
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Cùng nhìn lại những thành tựu và hạn chế trong công tác sắp xếp, đổimới, tái cơ cấu DNNN thời gian qua, Chính phủ xác định mục tiêu, nhiệm vụ giaiđoạn 2016-2020, Nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn, cổ phần chi phối tại DNNN trongnhững lĩnh vực then chốt, thiết yếu; địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh;ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội màDN thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Xây dựng và áp dụng Hệ thống mẫu biểu hồ sơ: Đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động kiểm toán