Philippines: Hàng tỷ Pê-sô trợ cấp không tới tay sinh viên nghèo

(BKTO) - Ngày 13/01 vừa qua, Ủy ban Kiểm toánPhilippines (COA) đã công bố bản Báo cáo kiểm toán đối với các chương trình hỗtrợ tài chính dành cho sinh viên (Stufaps) của Ủy ban Giáo dục đại học (CHEd)Philippines. Theo đó, 1,23 tỷ Pê-sô (khoảng 37 triệu USD) dành để giúp sinhviên nghèo vượt khó tại các trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc không đượcchi dùng do những thiếu sót trong quá trình thực hiện các chương trình hỗ trợsinh viên của Chính phủ Philippines.




Trụ sở Ủy ban Giáo dục đại học (CHEd) Philippines tại thủ đô Manila. Ảnh: ST

COA đã hé lộ những yếu kém trong công tác kiểm soát nội bộ của CHEd từ công tác phân bổ các suất hỗ trợ, quy trình xử lý và cấp tiền trợ cấp trong các chương trình Stufaps; đồng thời chỉ trích CHEd không tuân thủ theo Biên bản ghi nhớ số 13 năm 2014 và các quy định, quy chế kế toán và kiểm toán hiện hành của CHEd.

Trong năm 2014, CHEd đã mở 351.910 suất học bổng và phân bổ 5,2 tỷ Pê-sô để hỗ trợ 391.817 sinh viên nghèo đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học trên cả nước, gấp gần 10 lần số sinh viên thụ hưởng thông thường, chủ yếu thông qua các suất học bổng 15.000 Pê-sô, gói trợ cấp 30.000 Pê-sô, các khoản vay trả sau khi ra trường 15.000 Pê-sô/1 năm học.

Các kiểm toán viên của COA đã phát hiện ra nhiều thiếu sót, trong đó bao gồm việc chi nhiều khoản thanh toán vượt gấp đôi thậm chí gấp vài lần trị giá 3,44 triệu Pê-sô cho hơn 700 sinh viên; ứng trước 108 triệu Pê-sô tiền mặt mà không thẩm định xem số tiền đó đã đến tay người thụ hưởng hay chưa; chậm trễ trong việc cấp tiền hỗ trợ cho ít nhất 25.442 sinh viên… Có tới 34 sinh viên nhận trợ cấp với tổng số tiền lên tới 384.000 Pê-sô không nằm trong danh sách được thụ hưởng của văn phòng CHEd tại miền Đông Visayas, cùng với đó 117,9 triệu Pê-sô tiền trợ cấp được thanh toán mà không có chứng từ phù hợp tại 3 văn phòng khu vực; 2,48 triệu Pê-sô tiền hỗ trợ bị sử dụng sai mục đích cho việc xây dựng 4 phòng học thí nghiệm tại Bắc Mindanao. Cơ quan Kiểm toán quốc gia cũng nhận thấy nhiều sai sót trong việc thực hiện các chương trình cho vay dành cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học công lập với tổng số tiền phân bổ là 1,065 tỷ Pê-sô.

Được biết, sinh viên thụ hưởng phải đăng ký vào các khóa học ưu tiên do CHEd quy định tại các trường cao đẳng và đại học chính thống của Nhà nước, và phải đạt tối thiểu điểm trung bình. Văn phòng của CHEd tại các khu vực, các trường học tại các tỉnh sẽ tự xử lý quá trình xem xét hỗ trợ. Song sự đột biến về số suất hỗ trợ tài chính cho sinh viên thụ hưởng đã vượt quá năng lực giám sát của CHEd dẫn tới những thiếu sót trong hoạt động, từ đó tác động xấu đến việc thực hiện chương trình. COA chỉ trích CHEd tăng số lượng sinh viên thụ hưởng mục tiêu mà không bổ sung nhân sự làm việc tại bộ phận xử lý và cấp phát học bổng, dẫn tới chậm trễ trong xử lý đơn từ và nhiều khoản tiền hỗ trợ không được chi dùng.

Theo báo cáo của COA, CHEd đã không tuân thủ theo nguyên tắc của mình trong việc cấp các suất hỗ trợ tài chính theo vùng khi cơ quan này mở 340.280 suất hỗ trợ mới trong chương trình hỗ trợ tài chính Tulong Dunong. Đồng thời chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của CHEd như: thiếu hiệu quả trong công tác giám sát các chương trình học bổng, các chi phiếu được xuất mà không có đủ chứng từ, cấp các khoản tiền ứng trước cho nhân sự của cơ quan trái với quy định, chậm trễ trong việc nộp các Báo cáo tài chính, sổ sách ghi chép không đầy đủ…

Phản hồi lại kết quả kiểm toán, CHEd đã đăng tải bản tường trình làm rõ những chỉ trích của COA trên website chính thức của CHEd. Chủ tịch CHEd Patricia Licuanan cho biết, tính đến ngày 15/12/2015, ngân sách hỗ trợ năm 2014 trị giá 1,2 tỷ Pê-sô với thời hạn 2 năm đã được hoàn trả đầy đủ và đảm bảo rằng những sinh viên thuộc dạng thụ hưởng sẽ được thanh toán hết. Được biết, Tòa án Tối cao Philippines đã vào cuộc để tiếp tục điều tra nhằm xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phân bổ và sử dụng ngân sách hỗ trợ tài chính 1,2 tỷ Pê-sô này.

NGỌC QUỲNH
(Theo: Asia One và Manila Times)
Cùng chuyên mục
  • Indonesia: Kiểm toán phát hiện nhiều gian lận tài chính tại Petral
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang nỗ lực đẩymạnh đầu tư vào lĩnh vực dầu khí quốc gia nhằm giữ vững vị trí nước sản xuấtdầu thô lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, mới đây nước này vừa công bố Báo cáokiểm toán Công ty năng lượng Petral (một thành viên của Tập đoàn dầu khí Quốcgia Indonesia- Pertamina), chỉ rõ những dấu hiệu của các hành vi gian lận tàichính trong công tác quản lý nhiên liệu nhập khẩu, nhiều giao dịch đã được bímật sắp đặt nhằm trục lợi cá nhân.
  • Doanh thu của Big Four toàn cầu vượt trội năm 2015
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tháng 10/2015, Hãng kiểm toán PwC đã báocáo doanh thu toàn cầu trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/6/2015 đạt 23,37tỷ Bảng (35,4 tỷ USD), tăng 4% so với năm trước. Với doanh số ấn tượng trên,PwC đã ngoạn mục vượt qua Deloitte và đứng vào vị trí mạng lưới kiểm toán lớnnhất toàn cầu - vị trí vô cùng đáng tự hào mà Deloitte đã nắm giữ trong suốt 2năm qua.
  • Cựu Tổng Kiểm toán Nhà nước Canada Sheila Fraser:  Quan niệm sai lầm khi coi cơ quan kiểm toán là một đơn vị giám sát của Chính phủ
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Bà Sheila Fraser được bầu làm Tổng Kiểmtoán Nhà nước Canada (OAG) vào ngày 31/5/2001 với nhiệm kỳ 10 năm (2001-2010). Ởcương vị Tổng Kiểm toán Nhà nước Canada, bà Fraser tập trung vào những nỗ lựcnhằm cung cấp cho Quốc hội những thông tin khách quan, tin cậy đểtừ đó xem xét các hoạt động và duy trì trách nhiệm giải trình của Chính phủ đốivới các khoản ngân sách công. BáoKiểm toán xin giới thiệu bài pỏng vấn bà Fraser của Tạp chí Viện Quản lý tài chính Canada xung quanh họa động kiểm toán của OAG thờibà giữ cương vị Tổng Kiểm toán Nhà nước Canada.
  • Nigeria:   Kiến nghị thu hồi 920 triệu USD  kinh phí sử dụng sai mục đích
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Ngày 13/8,Tổng Kiểm toán nước Cộng hòa Liên bang NigeriaSamuel Tyonongo Ukura đã nộp bản Báo cáo kiểm toán đặc biệt lên Quốc hội, trongđó cho biết: Ủy ban Phát triển đồng bằng sôngNiger (NDDC - cơ quan được giao nhiệm vụ phát triểnvùng đồng bằng sông Niger, nơi có trữ lượng dầu mỏ rất lớn tại miền nam Nigeria)có nhiều sai phạm nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2008-2012, NDDC đã sử dụng kinhphí sai mục đích tới 183 tỷ Naira Nigeria (NGN), tương đương 920 triệu USD. Báo cáo kiểm toán kiến nghị, NDDC phải ngaylập tức hoàn trả số tiền trên vào ngânsách Liên bang.
  • Hàn Quốc:  Điều tra làm rõ việc tham ô  và lạm quyền tại Ủy ban Olympic
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Đầu tháng 7 vừaqua, Văn phòng Công tố Trung ương Seoul(Hàn Quốc) đã mở cuộc điều tra đối với Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia (KOC)Kim Jung Haeng và một số quan chức chủ chốt khác của KOC do nghi ngờ tham ô vàlạm dụng chức vụ, quyền hạn. Cuộc điều tra được khởi nguồn từ kết quả cuộc kiểm toán toàn diện năm 2013 đối với các tổ chức và Hiệp hội thể thaoHàn Quốc, trong đó bao gồm cả KOC, vớinỗ lực nhổ tận gốc nạn tham nhũng đang lan tràn tronglĩnh vực thể thao quốc gia.
Philippines: Hàng tỷ Pê-sô trợ cấp không tới tay sinh viên nghèo