Làn sóng nhiễm bệnh thứ 2 là rủi ro lớn nhất với nền kinh tế Mỹ

(BKTO) - Việc mở cửa trở lại nền kinh tế kéo theo thị trường lao động nước Mỹ dần hồi phục trở lại sau những thiệt hại to lớn của đại dịch Covid-19. Nhưng đằng sau tín hiệu tích cực này, các nhà kinh tế Mỹ lại đang lo ngại về một rủi ro lớn hơn đang rình rập ở phía trước.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn: sưu tầm

   

Trong cuộc khảo sát về triển vọng kinh tế, kinh doanh quốc gia vừa diễn ra đã có đến87% các nhà kinh tếtin rằng một làn sóng nhiễm bệnh thứ hai có thể sẽ xảy ra và trở thành mối nguy hiểm lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ trong năm 2020.

Đại dịch Covid-19 đã cướp đi hơn 100.000 sinh mạng ở Hoa Kỳ và buộc nước này phải ban hành các biện pháp giãn cách xã hội trong tháng Ba. Các doanh nghiệp đóng cửa và sa thải hàng triệu người, dẫn đến thất nghiệp tăng lên con số kỷ lục - 20,7 triệu người vào tháng Tư vừa qua.

Việc mở cửa lại nền kinh tế khiến thị trường lao động nước này đã bật mạnh trở lại trong tháng Năm. Đã có thêm 2,5 triệu việc làm mới khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Nhưng việc khởi động lại của nền kinh tế có thể dẫn đến rủi ro làn sóng nhiễm bệnh thứ hai của loại virus rất dễ lây lan này sẽ bùng phát. Điều này có thể dẫn đến việc chính phủ Mỹ lại phải áp dụng các biện pháp cách ly lần thứ hai và điều đó sẽ khiến nền kinh tế nhận những thiệt hại nặng nề hơn.

Sự lo ngại này được thể hiện khi có đến 80% những người tham gia khảo sát đã tỏ ra bi quan về triển vọng kinh tế của Mỹ.

Theo ước tính trung bình dựa trên khảo sát, đa số những người tham gia khảo sát dự báo đến quý cuối cùng của năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ - thước đo rộng nhất của nền kinh tế - vẫn sẽ thấp hơn 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. Hiện tại, quý II năm 2020 đã được nhận định ​​là điểm thấp nhất của suy thoái kinh tế, vì sẽ bao gồm hầu hết thời gian nước Mỹ phải áp dụng giãn cách xã hội. Trong khi đó, GDP quý I cũng đã cho thấy nền kinh tế Mỹ giảm 5% .

Nền kinh tế Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào chi tiêu của người tiêu dùng, theo khảo sát chỉ số này cũng bị dự báo giảm 6,4% trong năm nay trước khi hồi phục vào năm 2021.

Ở mặt tích cực hơn, những người tham gia khảo sát cũng cho biếtnăm 2021, nền kinh tế dần phục hồi và GDP sẽ tăng trở lại ở mức 4,8%. Nhưng hầu hết không cho rằng nền kinh tế sẽ trở lại mức trước đại dịch ít nhất làcho đến nửa cuối năm 2021.

Về dự báo nợ công, thời gian qua Washington đã triển khai gói kích thích hàng nghìn tỷ USD để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng. Do đó, thâm hụt liên bang cũng được các nhà kinh tế tham gia khảo sát dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,4 nghìn tỷ USD trong năm 2020, gấp ba lần so với thâm hụt năm ngoái. Năm 2021, thâm hụt dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 2,1 nghìn tỷ USD.

Dù bi quan về những triển vọng kinh tế, 51% người tham gia khảo sát lại tin rằng nếu một loại vắc-xin chống lại căn bệnh này được nghiên cứu ra sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế Mỹ.
NAM SƠN (Theo CNN)
Cùng chuyên mục
Làn sóng nhiễm bệnh thứ 2 là rủi ro lớn nhất với nền kinh tế Mỹ