Hệ thống đường sắt Ấn Độ lạm chi 1,07 tỷ Rupi do chậm trễ trong triển khai các dự án

(BKTO) - Tính đến tháng 3/2014, hệ thống đường sắt Ấn Độ phảicần gần 2 nghìn tỷ Rupi (tương đương 28,6 tỷ USD) để hoàn thành các dự án. Đâylà nhận định của Tổng Kiểm soát và Kiểm toán Ấn Độ (CAG) trong bản báo cáo“Thực trạng các dự án đường sắt còn dang dở của Ấn Độ” được thực hiện trongvòng 5 năm từ năm 2009 đến năm 2014.




Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực hiện đại hóa loại hình giao thông này, Ảnh: ST
Phân tích của các chuyên gia đối với Báo cáo kiểm toán 2015 chỉ ra rằng, những chậm trễ trong việc hoàn thành các dự án đường sắt quốc gia đã dẫn đến khoản lạm chi ngân sách 1,07 nghìn tỷ Rupi - tương đương với quỹ lương hàng năm của khoảng 3 triệu lao động trong ngành đường sắt Ấn Độ.

Theo báo cáo của CAG, trong số 442 dự án chưa hoàn thành, bao gồm thi công các tuyến đường sắt mới và các hệ thống chuyển đổi khổ đường ray, thì chỉ có 156 dự án (chiếm 35%) là đã xác định tiến độ hoàn thành. Song mặc dù đã đặt ra mục tiêu, nhưng vẫn có đến 75 dự án vẫn chưa được hoàn thành sau hơn 15 năm. Khoản chi vượt mức cộng gộp cho các dự án có ngân sách hơn 150 triệu Rupi (319 dự án) là 1,01 tỷ Rupi; cho các dự án có mức ngân sách dưới 150 triệu Rupi (123 dự án) khoảng 56 ngàn Rupi.

Hai minh chứng điển hình nhất phải kể đến là Dự án đường sắt dài 83,74 km chạy từ Nangal Dam (quận Rupnagar) đến Talwara (quận Hoshiarpur). Giai đoạn 1 của dự án dài 43,91 km từ Nangal Dam đến thị trấn Amb Andaura, (huyện Himachal Pradesh) đã được hoàn thành vào năm 1991, sau 9 năm triển khai. Giai đoạn 2 dài 17km, từ Himachal Pradesh đến Charuru Takrala (quận Una) khởi công từ năm 1998 và được thông tuyến 7 năm sau đó. Từ đó đến nay, hầu như không có một công tác thi công nào được thực hiện do không còn tiền.

Thứ hai là Dự án tuyến đường sắt 42km từ Howrah đến Amta (bang West Bengal) với 32km tuyến nhánh đi thị trấn Champadanga (quận Hooghly). Giải phóng mặt bằng từ cách đó 45 năm, giai đoạn đầu với 24km từ Howrah đến Bargachhia kéo dài 9 năm. Chặng 18km còn lại bị ngừng trong nhiều năm liền để rồi sau đó được khởi công lại 2 lần trong năm 2000 và 2004, song vẫn không được hoàn thành do không thu hồi được đất.

Năm 2014, Tổng công ty Đường sắt Ấn Độ định hủy bỏ dự án này, song hiện nay vẫn được xem xét ở tình trạng “dang dở” với chi phí phát sinh dự tính để hoàn thành là khoảng 356 vạn Rupi. Đây có thể coi là những minh chứng rõ nhất cho thấy các dự án đường sắt của Ấn Độ được khởi công mà không được hoạch định rõ ràng, khiến nhiều dự án không đáp ứng được các định mức tài chính được phân bổ cũng như yêu cầu về thời hạn hoàn thành.

Báo cáo của CAG cũng khuyến nghị Tổng công ty Đường sắt Ấn Độ cần xem xét, thẩm định lại tất cả các dự án chưa hoàn thành sau hơn 15 năm và đánh giá khả năng thực hiện về mặt tài chính của các dự án này. Đồng thời ưu tiên thực hiện các dự án đã được cấp đủ ngân sách để hoàn thành đúng thời hạn, cùng với đó là phối hợp với các Ban Quản lý và văn phòng khu vực tăng cường giám sát, tránh để xảy ra lãng phí nguồn vốn được phân bổ.

Ấn Độ là một trong những quốc gia có mạng lưới đường sắt lâu đời và quy mô lớn nhất thế giới, với hơn 60.000 km, 7.000 trạm và gần 140.000 cây cầu đường sắt. Hệ thống đường sắt Ấn Độ do Nhà nước quản lý, sử dụng hơn 1,3 triệu lao động và là tổ chức sử dụng lao động lớn thứ 7 trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống đường sắt của nước này luôn trong tình trạng tắc nghẽn, vô cùng lạc hậu. Chính phủ Ấn Độ có hai ngân sách quốc gia: một cho đường sắt và một cho tất cả các ngành còn lại. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển ngành đường sắt của Chính phủ Ấn Độ.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Đường sắt Ấn Độ Suresh Prabhu đã thông qua kế hoạch tìm kiếm nguồn chi 8,5 nghìn tỷ Rupi để cải thiện đường sắt bằng một loạt các biện pháp như: mở rộng loại hàng hoá vận tải, thu lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản trên cơ sở vật chất ngành đường sắt. Theo kế hoạch này, ông Suresh Prabhu hướng tới chủ trương không tăng giá vé vận tải hành khách để duy trì mức giá hợp túi tiền cho người nghèo, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, thành lập quỹ quốc tế và kêu gọi đầu tư từ các quốc gia khác. Song các chuyên gia thế giới cho rằng, môi trường đường sắt tại Ấn Độ cần phải hấp dẫn hơn nữa để có thể khuyến khích cũng như kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân.

NGỌC QUỲNH
(Theo: The Financial Express và <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">India Spend)



<_o3a_p>

Cùng chuyên mục
Hệ thống đường sắt Ấn Độ lạm chi 1,07 tỷ Rupi do chậm trễ trong triển khai các dự án