Cộng hòa Estonia: Cảnh báo rủi ro trong khai thác dầu đá phiến tại nước ngoài

(BKTO) - Cơ quan kiểm toán quốc gia Cộng hòa Estonia (NAO Estonia) cho biết, cuộc kiểm toán gần đây nhất đối với các khoản đầu tư nước ngoài của Công ty năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Eesti Energia đã nhận định, Công ty cũng như Bộ Kinh tế và Truyền thông nước này cần tiếp tục xem xét, đánh giá cẩn trọng các khoản đầu tư nước ngoài dành cho các dự án lớn trong tương lai để giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí.




Estonia quá vội vàng lao vào các dự án khai thác dầu đá phiến. Ảnh:NGỌC QUỲNH
Jordan và Utah là nơi tập trung các mỏ dầu đá phiến (một loại dầu thô có trong lớp đá phiến sét trầm tích hạt mịn giàu chất hữu cơ và chứa một lượng lớn kerogen có thể chiết tách các loại hydro cacbon lỏng), lớn nhất trên thế giới và việc đầu tư tại đây của Eesti Energia được xem là một quyết định đầy tham vọng. Song, theo lời Tổng kiểm toán Alar Karis, thì những quyết định này được đưa ra quá vội vàng do áp lực cạnh tranh với đối thủ.

Các kiểm toán viên cho rằng, Ban giám sát, Ban điều hành và Đại hội đồng Công ty Eesti Energia đã quá mạo hiểm khi biết dự án dầu đá phiến tại Jordan và Utah là một quyết định đầu tư đầy rủi ro song vẫn triển khai. Mỏ khai thác dầu đá phiến tại bang Utah được mua lại một cách vội vàng do một nhà đầu tư khác cũng quan tâm đến trữ lượng khoáng sản dồi dào tại đây.

Khi khởi động các dự án, Eesti Energia đã lên kế hoạch đầu tư hàng trăm triệu Euro cho việc xây dựng ngành công nghiệp dầu đá phiến tại Jordan và bang Utah và xây dựng nhà máy điện tại Jordan. Trong nửa đầu 2016, Eesti Energia đã chi 24,7 triệu Euro (26 triệu USD) tại Jordan và 49,7 triệu Euro (52,4 triệu USD) tại Utah để triển khai các dự án sản xuất dầu đá phiến tại đây.

Hồi năm 2014, Công ty năng lượng Eesti Energia đã ký kết 4 hợp đồng với Chính phủ Jordan nhằm xây dựng nhà máy điện khổng lồ chạy bằng dầu đá phiến ở trong nước với công suất 40MW. Các hợp đồng nói trên có thời hạn 27 năm với tổng mức đầu tư dự án xây dựng lên tới 2,4 tỷ USD.

Tổng Kiểm toán Alar Karis cho biết, hiện vẫn sớm để kết luận các dự án tại Jordan và bang Utah của Eesti Energia là thành công hay thất bại, do các kế hoạch của dự án vẫn chưa hoàn thành. Kế hoạch ban đầu cho việc sản xuất và chế biến dầu đá phiến vẫn chưa được thực hiện do tác động của yếu tố bên ngoài là giá dầu giảm và thực tế việc chế biến dầu đá phiến của Jordan và bang Utah phức tạp và đắt đỏ hơn dự kiến.

NAO Estonia nhận thấy rằng, vào thời điểm triển khai các dự án tại Jordan và bang Utah, Eesti Energia không chắc chắn về việc có đủ nguồn lực và khả năng để thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài đầy tham vọng này. Khi quyết định về dự án Utah được đưa ra năm 2010, ngân sách đầu tư nước ngoài của Eesti Energia thấp hơn tổng đầu tư dự kiến dành cho dự án tại đây. Trong Báo cáo kiểm toán, NAO Estonia đã khuyến nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này đảm bảo các khoản cam kết của Chính phủ khi thực hiện các dự án đầu tư lớn nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Estonia là quốc gia Trung đông sản xuất dầu đá phiến lớn nhất trên thế giới và là quốc gia đầu tiên trên thế giới đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu năng lượng của người dân mà chỉ nhờ vào dầu đá phiến. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, lợi ích này không thể kéo dài. Estonia trở thành một trong những ví dụ điển hình của những nguy hại từ việc khai thác đá phiến.

Ngành công nghiệp đá phiến Estonia bị cho là nguyên nhân gây nên 97% ô nhiễm không khí, 86% ô nhiễm chất thải, 23% ô nhiễm nước trong nội địa. Không chỉ gây ô nhiễm, xử lý đá phiến còn tốn kém hơn nhiều so với dầu thô, việc vận chuyển và các hoạt động hỗ trợ khai thác cũng phức tạp hơn nhiều so với các loại dầu thô khác.

Thực tế này gây nên những khó khăn cho Chính phủ Estonia không chỉ trên sân chơi trong nước mà cả ở nước ngoài trong công nghiệp dầu đá phiến - một lĩnh vực tiềm năng nhưng cũng đầy thảm họa.

NGỌC QUỲNH
(Theo: Baltic Coursevà Estonian World Review)
Cùng chuyên mục
  • ASOSAI chia sẻ nhiều kinh nghiệm tại Đại hội INTOSAI lần thứ 22
    7 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tại Đại hội lần thứ 22 của Tổ chức quốc tế các Cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) được tổ chức tại thủ đô Abu Dahbi, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) từ ngày 05-11/12/2016, Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc (BAI) đã thay mặt Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) trình bày tham luận của khu vực về Chủ đề 01 của Đại hội “Làm cách nào INTOSAI có thể đóng góp vào Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về phát triển bền vững đến năm 2030, bao gồm quản trị tốt và tăng cường chống tham nhũng”. Đây là một trong hai chủ đề chính được thảo luận tại Đại hội lần này.
  • Chủ tịch PwC toàn cầu:  “Tâm lý vững vàng  là yếu tố quyết định thành công”
    7 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Nhân sự kiện hãng kiểm toán PwC công bố mức doanh thu toàn cầu cho năm tài chính 2016 đạt mức kỷ lục từ trước tới nay, lên tới 35,9 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2015; mới đây, Tạp chí Economia thuộc Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch PwC toàn cầu Bob Moritz.
  • Đề xuất cải thiện chức năng thông tin của Báo cáo kiểm toán.
    7 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Vừa qua, Ủy ban Giám sát kế toán cáccông ty đại chúng (PCAOB) của Hoa Kỳ đã tổ chức họp trưng cầu ý kiến về đề nghịthay đổi một số tiêu chuẩn trong các Báo cáo kiểm toán - một số tiêu chuẩn hầunhư đã được giữ nguyên từ những năm 1940 cho đến nay. Những đề xuất mới củaPCAOB nhằm mục đích cải thiện chất lượng, nội dung Báo cáo kiểm toán, giúp cácnhà đầu tư nói riêng và công chúng dễ tiếp cận, thu được nhiều thông tin hơn.
  • Tham nhũng tràn lan tại nhiều Bộ của Sierra Leone
    7 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Vừa qua, Cơ quan Kiểm toán tối cao nước Cộng hòa Sierra Leone đãtiến hành kiểm tra một số Bộ (Bộ Quốc phòng, Giáo dục, Nông nghiệp, Công an) và quậnWestern Area Rural (phía Tây Sierra Leone). Cuộc kiểm toán xem xét hoạt động của các Bộ, địa phươngtrên trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10/2015, tập trung kiểm tra 72hợp đồng có giá trị lớn nhất. Tháng 8/2016, Báo cáo kiểm toán đã được gửi lênQuốc hội và gần đây đã chính thức được công bố.
  • Ngân khố quốc gia Nigeria thất thoát 450 tỷ Naira
    7 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Sau khi phát hiện khoản thất thoát 450 tỷNaira (1,42 tỷ USD) trong ngân khố quốc gia, Bộ Tài chính Nigeria đã quyết địnhthành lập một Ủy ban đặc biệt để tiến hành điều tra và kiểm toán toàn bộ hồ sơtài chính của các cơ quan, tổng công ty trực thuộc sự quản lý của Chính phủliên bang có dấu hiệu sai phạm.
Cộng hòa Estonia: Cảnh báo rủi ro trong khai thác dầu đá phiến tại nước ngoài