35% các công ty dầu mỏ toàn cầu có nguy cơ phá sản

(BKTO) - Ngày 16/02, hãng kiểmtoán lớn nhất thế giới Deloitte đã công bố bản báo cáo về tổng quan hoạt động củacác công ty sản xuất và khai thác dầu trên khắp thế giới. Theo đó, gần 35% số công ty dầu khí niêm yết trên thị trườngchứng khoán toàncầu được cho là đang đứng trước nguy cơ cao rơi vào tình trạng phá sản trong năm 2016.



Năm 2016 được dự báo sẽ diễn ra một làn sóng mua bán và sáp nhập mớitrong ngành công nghiệp Dầu khí toàn cầu.Ảnh: ST

Theo báo cáo của Deloitte, khi giá dầu bắt đầu lao dốc từ mức kỷ lục 147,27 USD/thùng xuống dưới mốc 30 USD/thùng vào những ngày đầu năm 2016, các công ty dầu khí trên toàn cầu đã hủy hoặc hoãn rất nhiều dự án có trị giá lên tới 380 tỷ USD. có khoảng 50/175 công ty dầu lửa có nguy cơ phá sản cao nhất do giá trị tài sản của các công ty này đã giảm xuống dưới mức nợ, hoặc tỷ lệ nợ của các công ty này đã rơi vào vùng nguy hiểm. Ngoài ra, khoảng 160 công ty dầu lửa khác cũng bị Deloitte cho là đang đối mặt với tình thế nguy hiểm. Đây là những công ty có mức vốn hóa nhỏ trên 1 tỷ USD, với mức vay nợ ít hơn, nhưng dòng tiền của các công ty này đang bị thu hẹp.

Ngoài các công ty trong nhóm nguy hiểm, hầu như tất cả các công ty dầu lửa khác trên thế giới đều đang gặp khó khăn khi giá dầu dưới mức 30 USD/thùng như hiện nay, bao gồm cả những công ty năng lượng lớn như: Tập đoàn năng lượng Exxon Mobil của Mỹ. Báo cáo của Deloitte cũng nêu rõ, ngành dầu khí toàn cầu đã cắt giảm 400 tỷ USD vốn đầu tư, điều này đồng nghĩa với việc cắt giảm hàng chục ngàn việc làm và thu hẹp các hoạt động khai thác.

Trưởng ban phân tích ngành Dầu khí của Deloitte tại Mỹ, ông John England nhận định: “Chắc chắn có một số công ty lớn đang chịu sức ép phải bán bớt tài sản để có tiền trả nợ. Năm 2016 sẽ là năm của những quyết định khó khăn đối với nhiều công ty dầu khí bao gồm: bán lại những tài sản quan trọng, cắt giảm cổ tức, sa thải thêm nhân công, và cắt giảm thêm kế hoạch đầu tư cơ bản”. Trên cơ sở dự báo này, ông England cho rằng sắp diễn ra một làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) mới trong ngành Dầu khí thế giới.

Ngày 17/02, Bộ trưởng Dầu mỏ các nước Liên bang Nga, Saudi Arabia, Qatar, Venezuela đã có một cuộc họp ở thủ đô Doha (Qatar) và đi đến nhất trí giữ nguyên sản lượng khai thác dầu thô ở mức như tháng 01/2016 với điều kiện các nhà sản xuất lớn khác cũng phải tuân theo quyết định này nhằm ổn định thị trường dầu mỏ thế giới.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh khẳng định quốc gia này sẵn sàng ủng hộ các nỗ lực, đặc biệt là sự hợp tác giữa của các nhà sản xuất trong và ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏnhằm bình ổn thị trường và giá dầu thô. Tuy nhiên, ông Bijan Zanganeh không đưa ra cam kết nào về việc cắt giảm sản lượng. Trước năm 2012, Iran xuất khẩu khoảng 2,5 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhưng lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran đã buộc nước này giảm sản lượng khai thác dầu về mức khoảng 1,1 triệu thùng/ngày. Tháng 01/2016, Tehran được dỡ trừng phạt, cho phép Iran được nối lại hoạt động xuất khẩu dầu tự do ra thị trường quốc tế và tuyên bố dự kiến tăng sản lượng dầu thêm 1 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, cuộc đàm phán cho thấy các nhà sản xuất dầu mỏ đã sẵn sàng cùng nhau hợp tác để bàn về kế hoạch hạn chế nguồn cung, và điều này có thể thúc đẩy một thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới đây. Song nếu không có sự tham gia của Iran và Iraq, thì thỏa thuận này sẽ không có nhiều ý nghĩa đối với giá dầu, bởi các nước tham gia đều là những nước không tăng sản lượng trong thời gian gần đây.


Trong một diễn biến liên quan, hồi tháng 4 năm ngoái, hai hãng dầu khí Royal Dutch Shell và Tập đoàn BG đã chính thức sát nhập. Bằng cách mua lại Tập đoàn BG với giá 70 tỷ USD tiền mặt và cổ phiếu, Tập đoàn dầu khí quốc gia Hà Lan Royal Dutch Shell đã hạ thấp đáng kể chi phí sản xuất dầu, tăng cường sản lượng và tiếp cận được những nguồn tài nguyên năng lượng mới. Đây được coi là thương vụ sát nhập lớn nhất trong ngành Dầu khí trong vòng một thập kỷ gần đây và là phát súng đầu tiên của chuỗi các thương vụ mua bán, sáp nhập trong thời gian tới trong ngành công nghiệp “vàng đen” này.

NGỌC QUỲNH (Theo Website Deloitte và CNBC).
Cùng chuyên mục
  • Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu phi nói tiếng anh: Hướng tới quản lý hiệu quả  nguồn nhân lực
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Để hỗ trợ các SAI trong công tác quảnlý, phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, cuối năm 2015, tại thành phốPretoria, tỉnh Gauteng (Nam Phi) Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao nói tiếngAnh ở châu Phi (AFROSAI-E) đã tổ chức Hội thảo bàn về chủ đề “Nguồn nhân lực: Đốitác chiến lược của các Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI)”. Hội thảo đã thu hút sựquan tâm của đông đảo các SAI trong khu vực.
  • Tâm sự của những "công dân đặc biệt"
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Năm 2015, một số Tổng Kiểm toán trên khắpthế giới đã hoàn thành trọng trách của mình với cương vị lãnh đạo cơ quan giámsát, quản lý, nâng cao hiệu quả việc sử dụng NSNN. Nhân dịp đầu Xuân, chúng tacùng lắng nghe tâm sự của họ khi đã hoàn thành nhiệm vụ với đất nước, với tưcách là một công dân đặc biệt.
  • Nhiều lỗ hổng trong quản lý  các dự án NGO của Ấn Độ
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Chính quyền của Thủ tướng NarendraModi đang tiến hành những bước đi cần thiết trong việc hạn chế các dự án tronglĩnh vực giáo dục và y tế tại vùng sâu, vùng xa của các Tổ chức phi chính phủ (NGOs),sau khi cuộc kiểm toán do Vayam Tech - một cơ quan kiểm toán độc lập tiến hànhđã hé lộ những sai phạm nghiêm trọng tại hầu hết các dự án NGOs trên toàn lãnhthổ Ấn Độ.
  • Philippines:  Hàng tỷ Pê-sô trợ cấp  không tới tay sinh viên nghèo
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Ngày 13/01 vừa qua, Ủy ban Kiểm toánPhilippines (COA) đã công bố bản Báo cáo kiểm toán đối với các chương trình hỗtrợ tài chính dành cho sinh viên (Stufaps) của Ủy ban Giáo dục đại học (CHEd)Philippines. Theo đó, 1,23 tỷ Pê-sô (khoảng 37 triệu USD) dành để giúp sinhviên nghèo vượt khó tại các trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc không đượcchi dùng do những thiếu sót trong quá trình thực hiện các chương trình hỗ trợsinh viên của Chính phủ Philippines.
  • Indonesia: Kiểm toán phát hiện nhiều gian lận tài chính tại Petral
    8 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang nỗ lực đẩymạnh đầu tư vào lĩnh vực dầu khí quốc gia nhằm giữ vững vị trí nước sản xuấtdầu thô lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, mới đây nước này vừa công bố Báo cáokiểm toán Công ty năng lượng Petral (một thành viên của Tập đoàn dầu khí Quốcgia Indonesia- Pertamina), chỉ rõ những dấu hiệu của các hành vi gian lận tàichính trong công tác quản lý nhiên liệu nhập khẩu, nhiều giao dịch đã được bímật sắp đặt nhằm trục lợi cá nhân.
35% các công ty dầu mỏ toàn cầu có nguy cơ phá sản