Việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2013 của Bộ Xây dựng: Kỳ IV: Góp phần chấn chỉnh tình trạng thu vượt, thu ngoài quy định

(BKTO)- Từ phát hiện, kiến nghị của KTNN về tình trạngthu vượt mức học phí, thu thêm một số khoản ngoài quy định tại nhiều cơ sở đàotạo cả nước, trong đó có các trường thuộc Bộ Xây dựng, Chính phủ và các cơ quanchức năng đã tích cực triển khai nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định liênquan. Đặc biệt, những quy định rõ ràng và chi tiết về mức trần thu học phí từnăm học 2015-2016 đã đưa hoạt động thu học phí của sinh viên tại các trường vàokhuôn khổ.




ĐH Kiến trúc Hà Nội đã nghiêm túc chấn chỉnh, dừng ngay việc thu các khoản ngoài quy định.Ảnh: NGUYỄN LỘC

Tràn lan thu phí, học phí vượt mức và thu ngoài quy định

Qua kết quả kiểm toán năm 2013 tại Bộ Xây dựng, KTNN kết luận việc quản lý thu ở một số trường thuộc Bộ này còn thiếu sót, như: thu vượt mức học phí, thu ngoài quy định các khoản phí đào tạo cao học và nghiên cứu sinh, học phí học lại, thi lại, thi tốt nghiệp của các lớp tại chức, chuyên tu, liên thông cao đẳng, văn bằng 2. Theo kết quả kiểm toán, nhóm các trường gồm ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, ĐH Kiến trúc Hà Nội và ĐH Xây dựng miền Trung đã thu vượt, thu ngoài quy định hàng chục tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại thời điểm đó trở về trước thì đây không phải là những trường hợp cá biệt về tình trạng trên. Năm học 2012-2013, sinh viên trường ĐH Nội vụ Hà Nội từng bức xúc khi ngoài mức học phí chung, nhà trường còn tổ chức thu thêm khoản “hỗ trợ đào tạo” 3 triệu đồng/năm và một số khoản thu khác không có trong quy định. Chỉ riêng hai khoản học phí và “hỗ trợ đào tạo”, sinh viên trường này đã phải nộp thêm xấp xỉ 8 triệu đồng/năm. Tương tự, trường ĐH Kinh tế Quốc dân từng bị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) “tuýt còi”, sau khi bị phát hiện nhiều khoản thu sai, thu vượt tới hơn 51 tỷ đồng từ năm 2008 đến 2012.

Trên thực tế, các sai phạm trong việc thu phí, lệ phí của các trường “núp” dưới dạng vận dụng các quy định hoặc xã hội hóa cũng đã từng được các cơ quan thanh tra, kiểm toán chỉ ra. Theo báo cáo kết quả kiểm toán trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2012-2013, tại các cơ sở giáo dục ĐH được kiểm toán đều phát hiện sai phạm trong công tác quản lý, thu, chi đối với phí và lệ phí. Cụ thể, năm 2011, một số trường thuộc Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng đều thu vượt khung học phí. Năm 2012, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thu học phí hệ đào tạo ĐH, sau ĐH cao hơn quy định 6,7 tỷ đồng (số tròn), thu lệ phí tuyển sinh cao hơn so với quy định 1,37 tỷ đồng. Năm 2013, Bộ GD&ĐT có 11/12 trường được kiểm toán thu học phí vượt quy định 38,8 tỷ đồng (trong đó, riêng ĐH Quốc gia Hà Nội thu học phí học lại, học cải thiện điểm… cao hơn quy định 8,26 tỷ đồng).

Từ những hạn chế, tồn tại mà KTNN phát hiện tại các trường ĐH, CĐ của Bộ Xây dựng, KTNN đã kiến nghị các trường chấm dứt việc thu các khoản ngoài quy định, vượt quy định của Nhà nước. Đồng thời, KTNN cũng đề nghị Bộ Xây dựng rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm một số tập thể và cá nhân có liên quan.

Theo báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 2770/BXD-KHTC ngày 30/10/2014 chỉ đạo các đơn vị được kiểm toán tổ chức triển khai thực hiện các kiến nghị của KTNN. Tại Công văn số 1073/BXD-KHTC ngày 19/5/2015 về việc báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2014, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các trường ĐH, CĐ trong ngành chấm dứt việc thu các khoản ngoài quy định, vượt quy định của Nhà nước... Các đơn vị, trong đó có ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và ĐH Kiến trúc Hà Nội đã nghiêm túc triển khai thực hiện bằng các hình thức tổ chức họp, kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các vấn đề mà KTNN nêu; hoặc tổ chức họp với các đơn vị chức năng để đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý, triển khai thực hiện. Trao đổi với phóng viên Báo Kiểm toán ngày 26/7, bà Ngô Thị Kim Dung - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cho biết, ngay sau khi có kiến nghị kiểm toán của KTNN, đơn vị đã lập tức chấn chỉnh, dừng ngay việc thu các khoản ngoài quy định. Năm học 2015-2016 trường đã áp dụng mức thu theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Cụ thể, mỗi sinh viên chỉ phải nộp học phí 7,2 triệu đồng/năm học, ngoài ra không có khoản thu nào khác.

Trần học phí đã được quy định rõ ràng, chi tiết

Bên cạnh những giải pháp khắc phục của các trường sau khi KTNN kiến nghị thì việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản chính sách mới cũng đang được kỳ vọng sẽ chấn chỉnh tình trạng lạm thu của các trường ĐH, CĐ.

Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập của Chính phủ, các trường được tự chủ tài chính có thể chi nhiều khoản, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, như: phải lập dự toán thu chi hàng năm; chi đúng quy định, sử dụng đúng mục đích; thực hiện chi tiêu theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, qua kiểm toán cho thấy, những quy định trên đã bị nhiều trường làm trái. Nguyên nhân xuất phát từ thực tế công tác quản lý thu, chi tại các cơ sở giáo dục được giao tự chủ đang bộc lộ nhiều kẽ hở: Nhà nước không khống chế việc thu, chi; chưa có các văn bản quy định tiêu chí đánh giá hiệu quả của đơn vị... Chính những kẽ hở này đã tạo điều kiện để các trường tận dụng thu thêm, tiềm ẩn nguy cơ thiếu kiểm soát, gây mất cân đối trong đào tạo ĐH.

Ngày 14/5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, trong đó nêu rõ các trường chỉ được thu theo khung học phí quy định tại Nghị định. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu thu đúng theo khung quy định thì các trường không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Theo tính toán, đến năm 2015, mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng được từ 40% đến 50% chi phí đào tạo cần thiết. Do đó, nhiều trường đã lợi dụng xã hội hóa để thu thêm nhiều khoản phí khác nhằm bù đắp các chi phí phát triển đào tạo.

Nhằm khắc phục những bất cập trên, ngày 02/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/12/2015) quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Đây là lần đầu tiên Chính phủ quy định về mức trần đối với các trường tự chủ về kinh phí. Theo đó, mức học phí bình quân tối đa chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH hệ chính quy tự chủ về kinh phí mà các trường này được phép thu năm học 2015-2016 dao động trong khoảng 1,75 triệu đồng/tháng tới 4,4 triệu đồng/tháng (áp dụng cao nhất là khối y dược). Tương tự, với các trường chưa tự chủ được kinh phí, trần học phí được quy định cho năm học 2015-2016 từ 610.000 đồng đến 880.000 đồng/tháng và đến năm học 2020-2021 khoảng 980.000 đồng đến 1.430.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên, theo bà Ngô Thị Kim Dung, mức trần học phí đang được áp dụng là chưa phù hợp với các trường có ngành đào tạo đặc thù, chẳng hạn như trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Với mức thu học phí theo quy định chung hiện nay, trường đã phải “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm các chi phí về thực hành trên máy móc, thiết bị hiện đại; mua sắm các nguyên vật liệu phục vụ cho thí nghiệm; đưa sinh viên đi thực tế… đến mức tối đa. Do đó, bà Dung đề xuất, nên nâng trần học phí với những trường đào tạo các ngành nghề đặc thù, bởi mức thu hiện nay chỉ phù hợp với các chương trình đào tạo đại trà của một số ngành khoa học xã hội.
PHÚC KHANG - PHỐ HIẾN
Cùng chuyên mục
Việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2013 của Bộ Xây dựng: Kỳ IV: Góp phần chấn chỉnh tình trạng thu vượt, thu ngoài quy định