KTNN chỉ rõ nhiều tồn tại trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(BKTO) - Ngày 26/8, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Cao Tấn Khổng đã chủ trì buổi họp báo công bố Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015 về niên độ tài chính - ngân sách 2014 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2014 của KTNN. Đồng chủ trì buổi họp báo có ông Bùi Đặng Dũng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Dương Quốc Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp KTNN. Đông đảo các phóng viên của gần 100 cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc KTNN đã đến tham dự.




Quang cảnh buổi họp báo Ảnh: THANH TÙNG

Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015 về niên độ tài chính - ngân sách 2014 do Vụ trưởng Vụ Tổng hợp của KTNN Đào Văn Dũng trình bày đã tập trung vào các lĩnh vực quyết toán NSNN năm 2014; kiểm toán hoạt động; kiểm toán các DNNN và các tổ chức tài chính - ngân hàng.

Kiểm toán quyết toánngân sách và xác địnhnợ công

Theo Báo cáo quyết toán NSNN năm 2014 Chính phủ trình Quốc hội, thu cân đối NSNN 1.130.609 tỷ đồng; chi cân đối NSNN 1.339.489 tỷ đồng; bội chi NSNN 249.362 tỷ đồng, bằng 6,33% GDP thực tế. Trong tổng số quyết toán chi cân đối NSNN năm 2014 còn có 26.169 tỷ đồng vốn ngoài nước giải ngân vượt dự toán nhưng chưa có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nên chưa đủ điều kiện quyết toán. Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định bổ sung dự toán, quyết toán NSNN năm 2014 số tiền hơn 26 nghìn tỷ đồng này, khi đó quyết toán NSNN năm 2014 sẽ là: thu cân đối NSNN 1.130.609 tỷ đồng; chi cân đối NSNN 1.339.489 tỷ đồng; bội chi NSNN 249.362 tỷ đồng, bằng 6,33% GDP thực tế.

Cùng với việc chỉ ra những bất cập trong việc lập và giao dự toán NSNN; thu - chi NSNN năm 2014, KTNN xác định kết dư ngân sách địa phương (NSĐP) là 40.482 tỷ đồng, bằng 15,9% tổng số bổ sung từ ngân sách Trung ương (NSTW) cho NSĐP và bằng 27,3% số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP; bội chi NSNN là 249.362 tỷ đồng, vượt 25.362 tỷ đồng so với mức Quốc hội quyết định, bằng 6,33% GDP thực tế, giảm so với tỷ lệ bội chi NSNN năm 2013 (6,6%) nhưng không phù hợp với định hướng giảm bội chi NSNN giai đoạn 2011-2015. Do đó, NSTW đã phải tạm ứng 45.000 tỷ đồng từ nguồn tồn ngân Kho bạc Nhà nước (KBNN) để bù đắp bội chi. KTNN cho rằng, số dư tạm ứng tồn ngân KBNN để bù đắp bội chi NSNN tăng dần qua từng năm, đến 31/12/2014 đã là 120.725 tỷ đồng, trong khi không quy định thời hạn trả, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của hệ thống KBNN, tiềm ẩn tác nhân tiêu cực tới khả năng cân đối bền vững.

Qua kiểm toán Chuyên đề quản lý nợ công năm 2014, KTNN xác định dư nợ công đến 31/12/2014 là 2.284.882 tỷ đồng (nợ Chính phủ chiếm 79,95%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 18,5%, nợ chính quyền địa phương chiếm 1,55%), bằng 58,02% GDP, tăng 17,1% (333.377 tỷ đồng) so với năm 2013 và vẫn nằm trong phạm vi giới hạn Quốc hội cho phép, tuy nhiên trong công tác quản lý nợ công vẫn còn phân tán, thiếu sự đối chiếu, thống nhất trước khi tổng hợp, lập báo cáo…

DNNN và các tổ chức tài chính - ngân hàng còn nhiều tồn tại

Thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2014 của 234 DN thuộc 38 tập đoàn, tổng công ty, công ty, KTNN đã kiến nghị điều chỉnh tăng tổng tài sản, nguồn vốn 1.854 tỷ đồng; tổng doanh thu, thu nhập tăng 1.518 tỷ đồng; lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng 44 tỷ đồng; tổng chi phí tăng 68 tỷ đồng; lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1.494 tỷ đồng; các khoản thuế và phải nộp NSNN tăng 6.220 tỷ đồng. Hiệu quả hoạt động của nhiều DN giảm sút; hầu hết các tập đoàn, tổng công ty không phản ánh đúng doanh thu, chi phí; một số đơn vị quản lý chi phí vượt định mức; chưa tuân thủ quy định về quản lý tiền lương, trích vượt quỹ tiền lương…

Qua kiểm toán Chuyên đề việc quản lý, sử dụng Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường than - khoáng sản giai đoạn 2010-2014 của Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV), KTNN đánh giá: TKV chưa xây dựng đầy đủ kế hoạch sử dụng Quỹ trung và dài hạn; chưa mở tài khoản riêng để theo dõi, hạch toán các khoản lãi phát sinh và̀ tăng nguồn các quỹ theo quy định; trích lập và sử dụng các quỹ chưa đúng quy định; công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán của một số đề án, dự án đầu tư còn hạn chế; hầu hết các đề án khoan thăm dò không tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định; tiến độ thực hiện nhiều đề án còn chậm; một số đề án triển khai khi chưa được cấp phép, vượt phạm vi, giới hạn của giấy phép; quyết toán vượt tổng mức đầu tư.

Đồng thời, kết quả kiểm toán Chuyên đề việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015 cho thấy: đến 31/12/2014 đã có 319 DN và bộ phận DN được sắp xếp lại, đạt 52% kế hoạch; số vốn nhà nước tại các DN theo giá trị sổ sách đã được thoái là 11.329 tỷ đồng, thu về 16.346 tỷ đồng, bằng 1,4 lần giá trị sổ sách. Song việc thực hiện Đề án còn chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra về tiến độ; công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN về SCIC chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh tại một số DN chưa cao.

Sau khi kiểm toán tại NHNN và 13 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, KTNN đánh giá NHNN đã điều hành tương đối linh hoạt và hiệu quả chính sách tiền tệ, lượng tiền cung ứng nhìn chung hợp lý, đảm bảo kiểm soát tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá… Các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động; 10/11 tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán kinh doanh có lãi. Song hoạt động của các tổ chức tài chính, ngân hàng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và còn hạn chế, sai phạm trong công tác quản lý. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu toàn hệ thống tại thời điểm 31/12/2014 là 145,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,25% tổng dư nợ, còn theo đánh giá của NHNN là 4,83%; tỷ lệ nợ xấu của VDB cao và tăng nhanh; việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu qua bán nợ cho VAMC nhưng xử lý nợ xấu của VAMC chưa hiệu quả...

Kết quả kiểm toán Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 cho thấy: Hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, các ngân hàng thương mại nói riêng đã từng bước được lành mạnh hoá, song trong quá trình triển khai và thực hiện Đề án các tổ chức tín dụng còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc: Agribank phải thực hiện chính sách về cho vay nông nghiệp nông thôn, trong khi vẫn phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định của NHNN; việc sáp nhập các ngân hàng yếu kém có chất lượng tín dụng không tốt, tạo áp lực lớn trong việc đảm bảo mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%...

Tại cuộc họp báo, đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh các vấn đề mà KTNN phát hiện và kiến nghị liên quan đến nợ công, bội chi ngân sách, nợ xấu và xử lý nợ xấu, sử dụng kinh phí của các Chương trình mục tiêu Quốc gia chưa hiệu quả, cũng như những tồn tại, sai phạm của các DNNN… Báo giới cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến phát hiện của KTNN qua kiểm toán một số dự án BOT trong lĩnh vực giao thông. Theo đó, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Cao Tấn Khổng đã chỉ định lãnh đạo các đơn vị của KTNN trực tiếp thực hiện kiểm toán trả lời toàn bộ các câu hỏi của phóng viên, đồng thời đề nghị các đại biểu đến từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp giải đáp, làm rõ thêm những vấn đề mà báo giới quan tâm.

NHÓM PV THỰC HIỆN
Cùng chuyên mục
  • ASOSAI góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của Kiểm toán Nhà nước
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Là một ngành còn tương đối trẻ trong tổ chức nhà nước Việt Nam, với phương châm tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm quốc tế để tăng cường năng lực nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển, kể từ khi thành lập tới nay, KTNN Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với cộng đồng quốc tế. Từ năm 1997, KTNN trở thành thành viên chính thức của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao khu vực châu Á (ASOSAI). Kể từ đó, việc tiếp cận các kinh nghiệm kiểm toán quốc tế tiên tiến và thông lệ tốt của ASOSAI đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển chung của KTNN, hoàn thiện, tăng cường và nâng cao năng lực thể chế của KTNN theo từng giai đoạn.
  • Truy thu thuế TTĐB năm 2013: Sabeco nghiêm túc thực hiện kiến nghị kiểm toán
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - 10 tháng sau khi Báo cáo kiểm toán Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) năm 2014 về niên độ tài chính 2013 được phát hành, trong đó KTNN có kiến nghị truy thu thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) năm 2013 số tiền 408,8 tỷ đồng đối với 9 đơn vị của Sabeco, tất cả các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện nộp đủ toàn bộ số tiền KTNN kiến nghị vào NSNN.
  • Hệ thống Chuẩn mực KTNN: Bước tiến mới trong hoạt động kiểm toán Việt Nam
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - 39 Chuẩn mực KTNN (CMKTNN) đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước ký ban hành theo Quyết định 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7. Hệ thống Chuẩn mực này về cơ bản đã đảm bảo các yêu cầu đầy đủ, toàn diện, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện và là một bước tiến mới trong hoạt động kiểm toán của KTNN.
  • Kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2013 của tỉnh Hà Nam Kỳ 3: Kết quả bước đầu từ Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Cùng với kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2013 của tỉnh Hà Nam, KTNN đã thực hiện kiểm toán chuyên đề việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) việc làm và dạy nghề (Chương trình) trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm toán cho thấy, việc triển khai Chương trình đã đạt những kết quả bước đầu song còn những bất cập, hạn chế khiến nguồn lực đầu tư cho Chương trình chưa phát huy hết hiệu quả.
  • Nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC) của DN là một trong những cơ sở quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn, phù hợp. Điều này đòi hỏi BCTC được kiểm toán phải nâng cao về chất lượng và nhất là phải đảm bảo tính trung thực, phản ánh chính xác tình hình hoạt động của DN.
KTNN chỉ rõ nhiều tồn tại trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công