Đồng bộ các giải pháp để nâng cao tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán

(BKTO) - Xác định kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán là một khâu quan trọng trong quy trình kiểm toán và góp phần nâng cao hiệu lực kiểm toán, thời gian qua, KTNN đã đề ra và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.




Công tác kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng được các đơn vị kiểm toán quan tâm

Tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán không ngừng nâng lên

Thời gian qua, bên cạnh yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm toán, lãnh đạo KTNN đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo các đơn vị kiểm toán tập trung thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhờ đó, kết quả này đã được cải thiện qua từng thời kỳ.

Nếu như giai đoạn 1994-1999, KTNN mới thành lập và bắt đầu thực hiện kiểm toán, tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán giai đoạn này chỉ đạt 27,7%. Đến giai đoạn 2000-2015, KTNN đã ban hành quy trình kiểm toán, trong đó, việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, công tác theo dõi, tổng hợp việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN thời điểm đó chưa thực sự được chú trọng, tỷ lệ thực hiện chỉ đạt trung bình 63%.

Từ năm 2016 đến nay, Luật KTNN năm 2015 có hiệu lực và KTNN cũng ban hành Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán, trong đó có quy định cụ thể về việc theo dõi, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN. Giai đoạn này, việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được nâng cao qua từng năm.

Theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Trần Khánh Hòa, công tác theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán là bước thứ tư trong Quy trình kiểm toán của KTNN. Hiệu lực, hiệu quả thực sự của hoạt động kiểm toán không chỉ thể hiện ở kết quả kiểm toán mà còn phải thể hiện ở kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán. Do đó, tại các hội nghị, lãnh đạo Ngành thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề này, cũng như thể hiện rõ trong nhiều văn bản chỉ đạo, nhờ đó, công tác theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng được các đơn vị chú trọng thực hiện.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu và kỳ vọng ngày càng lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán được cho là chưa tương xứng. Bên cạnh sự thiếu quyết liệt trong chỉ đạo của đơn vị kiểm toán đối với công tác này, nguyên nhân quan trọng khiến cho kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa đạt như kỳ vọng là do ý thức chấp hành của một số đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa cao; công tác giám sát, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm...

Tiếp tục chú trọng nâng cao kết quả thực hiện kiến nghị

Xác định kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán, thời gian qua, KTNN và các đơn vị kiểm toán đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ này.

Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán Ngô Minh Kiểm cho biết, theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN, KTNN có thêm thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán, trong đó có việc các đơn vị không thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Đây là cơ sở quan trọng để góp phần nâng cao kết quả này trong thời gian tới.

Là một trong những đơn vị có tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán luôn cao hơn tỷ lệ bình quân của Ngành (bình quân giai đoạn 2015-2020 là 87%), Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VI Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ, công tác kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được đơn vị rất quan tâm. Trên cơ sở đánh giá trung thực, đầy đủ tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, đơn vị đã đề ra những giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng công tác này. Tuy nhiên, để các kết luận, kiến nghị kiểm toán có tính thuyết phục cao, được các đơn vị “tâm phục khẩu phục” chấp hành thực hiện, đòi hỏi các đơn vị kiểm toán cần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, từ khâu khảo sát, thu thập thông tin, lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, trong đó chú trọng đến việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán.

Về một số giải pháp cụ thể, nhiều ý kiến cho rằng, các đơn vị kiểm toán cần coi công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng kiểm toán, đảm bảo ý kiến kiểm toán, kết luận, kiến nghị kiểm toán phải có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, ghi chép và lưu trữ hồ sơ kiểm toán đầy đủ, đúng quy định; chú trọng việc trao đổi kết quả kiểm toán với đơn vị trước khi phát hành báo cáo kiểm toán để các kết luận, kiến nghị kiểm toán có tính khả thi. Bên cạnh đó, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổng hợp, theo dõi kết quả kiểm toán và tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán đảm bảo chính xác, đầy đủ và liên tục.

Nhiều ý kiến cũng đề nghị cần xem xét kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán và bình xét thi đua đối với tập thể, cá nhân tham gia hoạt động kiểm toán. Đồng thời, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ cần tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân cố tình chây ỳ, không chấp hành kết luận, kiến nghị kiểm toán; tăng cường mối quan hệ phối hợp với địa phương, đơn vị trong việc trao đổi, trả lời các kiến nghị kiểm toán.
         
Trong giai đoạn 2015-2020, tỷ lệ thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán bình quân toàn Ngành là 74,7%, cao hơn 8,1% so với tỷ lệ bình quân nhiệm kỳ trước (66,6%); nhiều kiến nghị tồn đọng từ các năm trước được các đơn vị tổ chức kiểm tra, đôn đốc, kiến nghị đơn vị được kiểm toán và cấp có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện dứt điểm.
Bài và ảnh: NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Giảm rủi ro, tăng khả năng phát hiện sai sót trong kiểm toán thu ngân sách
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kiểm toán thu ngân sách là một trong hai nội dung lớn của cuộc kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP). Vì vậy, để tăng khả năng phát hiện sai sót, giảm thiểu rủi ro đối với nội dung kiểm toán này, các kiểm toán viên (KTV) cần lưu ý cập nhật hệ thống văn bản có liên quan, tập trung kiểm toán tổng hợp, tích cực trao đổi, thảo luận khi gặp những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, chưa thống nhất.
  • Dấu chân kiểm toán viên và hành trình không mỏi trong sự nghiệp phát triển KTNN
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tại địa bàn khó khăn, thiếu thốn đủ bề với nhiều rủi ro thường trực, thế nhưng, những thử thách đó không thể cản bước chân các kiểm toán viên (KTV) nhà nước trên hành trình kiểm toán tìm ra chân lý. Qua thời gian, bao thế hệ KTV tiếp nối trưởng thành, góp phần dựng xây nên một thiết chế độc lập, bền vững, để KTNN trở thành cơ quan kiểm toán tài chính, tài sản công uy tín được Đảng, Nhà nước, nhân dân, đối tác tin cậy.
  • 5 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW: Chuyển biến rõ nét trong phong trào thi đua yêu nước của Kiểm toán Nhà nước
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng (Chỉ thị 34), công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) của KTNN đã có bước chuyển biến rõ rệt cả về nội dung, hình thức, chất lượng và hiệu quả.
  • Chú trọng nâng cao chất lượng lập báo cáo kiểm toán
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tại cuộc họp giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 8/2020 vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu các đơn vị kiểm toán thực hiện nghiêm quy trình kiểm toán, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng kiểm toán, đồng thời phải chú trọng nâng cao chất lượng lập báo cáo kiểm toán (BCKT) và coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán.
  • Cần xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể về chuỗi giá trị khai khoáng
    3 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Với nguồn tài nguyên khoáng sản (TNKS) phong phú, đa dạng, Việt Nam đã khai thác để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động khai khoáng của nước ta vẫn còn nhiều thách thức đòi hỏi phải có sự kiểm tra, kiểm toán để đánh giá độc lập và toàn diện các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội theo mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030. Do đó, học hỏi kinh nghiệm quốc tế để triển khai hiệu quả hoạt động kiểm toán lĩnh vực khai khoáng đang là yêu cầu đặt ra đối với KTNN.
Đồng bộ các giải pháp để nâng cao tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán