Thách thức lớn trong quản lý tài nguyên nước

Xã hội - Ngày đăng : 11:00, 24/03/2016

(BKTO) - Nước là tài nguyên chiến lược, đảm bảo cho sự phát triển bềnvững của quốc gia. Hiện nay, trước nhiều sức ép từ gia tăng dân số, biến đổikhí hậu, phát triển kinh tế… nguồn tài nguyên nước đang suy giảm nhanh chóng cảvề chất và lượng. Bảo đảm chất lượng nguồn nước cũng như quản lý tài nguyên nướcđang là thách thức lớn cho toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.



Nguy cơ thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất đang có chiều hướng gia tăng.Ảnh:TS

Nguy cơ thiếu hụt nước tự nhiên

Kể từ đầu thế kỷ 20, do sự gia tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân lượng nước tiêu thụ toàn cầu đã tăng gấp 7 lần. Sự biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hiện nay nhiều nơi trên thế giới thường xuyên không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu của con người. Trong thế kỷ 21, tình trạng thiếu nước đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đe dọa quá trình phát triển bền vững. Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến năm 2025, con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC) dự báo đến năm 2030, lượng nước trên toàn cầu giảm đến 40%. Lượng nước sụt giảm tác động lớn đến sinh hoạt, sản xuất lương thực, vệ sinh và sức khỏe cộng đồng, cũng như 98% hoạt động sản xuất điện năng trên toàn cầu.

Riêng với Việt Nam, mặc dù nằm trong nhóm các quốc gia được cho là có trữ lượng nước dồi dào, song nguồn vốn tự nhiên này lại phân bố không đồng đều và ngày càng suy giảm cả về số và chất lượng, thậm chí mức suy giảm và ô nhiễm nguồn nước đang trong tình trạng báo động. Ông Hoàng Văn Bẩy - Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 7.500 hồ chứa và đập dâng với dung tích chứa khoảng 20 tỷ m3 nước. Trong khi đó, riêng nhu cầu nước dự kiến đến năm 2020 của một số lĩnh vực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý đã lên tới 125 tỷ m3. Như vậy, lượng nước được cấp chủ động từ các hồ chứa chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn, số còn lại trông chờ vào lượng mưa và nguồn cung từ các con sông thông qua hệ thống trạm bơm. Việc xây nhiều hồ chứa ở phía thượng nguồn của bốn con sông lớn bắt nguồn từ các quốc gia láng giềng, gồm sông Mekong, sông Hồng, sông Mã và sông Cả đang khiến lượng nước chảy về hạ nguồn của Việt Nam bị suy giảm mạnh, nước sông cũng mất đi một lượng phù sa lớn. Sự phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn nước các con sông bên ngoài cũng chính là thách thức nan giải và hóc búa đối với Việt Nam.

Làm sao đảm bảo an ninh nguồn nước?

Nguồn nước có hạn, nhưng nguy cơ suy thoái, cạn kiệt lại đang có chiều hướng gia tăng do nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống người dân nâng cao. Tăng trưởng kinh tế, sức ép dân số và chất lượng cuộc sống liên tục gia tăng trong những thập kỷ qua dẫn đến tình trạng ô nhiễm, suy thoái chất lượng nguồn nước, đồng thời nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các ngành sử dụng nước. Tại thời điểm này, đang xảy ra việc thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán và xâm nhập mặn được xem là đợt thiên tai nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua. Người dân những khu vực này đang phải gồng mình chống chọi với khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Hơn nửa triệu dân các vùng ven biển đang bị thiếu nước nghiêm trọng…

Sự suy giảm nguồn nước trở thành thách thức lớn trong bảo đảm an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững. Yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là cần phải có những biện pháp đồng bộ, thích hợp để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, đảm bào hài hòa về lợi ích giữa các đối tượng sử dụng, đồng thời đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Theo Cục Quản lý tài nguyên nước để triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác sử dụng nước, xả nước thải, bảo vệ số lượng nước, chất lượng nước; kiểm soát chặt các hoạt động phòng, chống ô nhiễm suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước ngay từ khi triển khai đầu tư các dự án phát triển.
HOÀNG LONG