Diện mạo mới của hạ tầng giao thông Thủ đô

Doanh nghiệp - Ngày đăng : 15:30, 07/01/2016

(BKTO) - Những ngày này, Hà Nội tưng bừng và phấn khởi trong không khí chào đónnăm mới 2016 với niềm hãnh diện về diện mạo mới, với thế và lực mới của một Thủđô hiện đại và năng động. Góp phần làm nên thành quả đó là sự chuyển biến rõnét cả về chất và lượng kết cấu hạ tầng giao thông (HTGT) của Thủ đô. Khác vớinhiều năm về trước, bức tranh giao thông Hà Nội hôm nay đã có nhiều màu sắctươi sáng.




Cầu Nhật Tân góp phần tạo hình ảnh Thủ đô Hà Nội văn minh và hiện đại

Diện mạo mới từ những công trình giao thông hiện đại

Chứng kiến diện mạo Thủ đô Hà Nội hôm nay so chắc hẳn ai cũng cảm nhận rất rõ sự thay da đổi thịt, ngày càng hiện đại hơn với nhiều năm trước. Nhiều cơ sở hạ tầng mới được hoàn thành, các công trình giao thông trọng điểm đã và đang được hoàn thiện góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Hà Nội trở thành một trong những đô thị hiện đại, biểu tượng phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế, kết nối trái tim của cả nước với mọi vùng miền và vươn ra thế giới.

Những năm qua, TP.Hà Nội cùng với Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã hoàn thành nhiều công trình trọng điểm quốc gia mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn, để lại ấn tượng trong lòng người dân cả nước và bạn bè quốc tế. Điển hình như công trình cầu Nhật Tân, đã đưa vào khai thác từ đầu năm 2015, nằm trên trục liên kết giữa sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm TP.Hà Nội. Đây là cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam và cũng là 1 trong 3 cầu trên thế giới có 5 nhịp cầu dây văng liên tục, với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng.

Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài là công trình biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản và niềm tự hào của nhân dân cả nước. Công trình đi vào sử dụng đã góp phần nâng cao vị thế của cửa ngõ giao thương hàng không của Hà Nội với các quốc gia trên thế giới. Đây là công trình nhà ga hành khách quốc tế hiện đại nhất Việt Nam, với tổng mức đầu tư gần 900 triệu USD (gần 18.000 tỷ đồng), trong đó vốn ODA Nhật Bản khoảng 691 triệu USD (hơn 13.000 tỷ đồng). Công trình được đầu tư hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ hàng không tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, công suất 10 triệu hành khách/năm và có khả năng mở rộng lên 15 triệu hành khách/năm.

Nối liền sân bay quốc tế Nội Bài với cầu Nhật Tân là đường Võ Nguyên Giáp (đường Nhật Tân - Nội Bài) được coi là tuyến đường đẹp nhất Hà Nội hiện nay, dài 12km, rộng 80 - 100m với 6 làn xe giúp các phương tiện lưu thông rút ngắn thời gian từ trung tâm Hà Nội đến sân bay Nội Bài. Cùng với Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài và cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp đem lại cho du khách đến với Hà Nội hình ảnh một Thủ đô văn minh và hiện đại.

Nếu như cầu Nhật Tân và Nhà ga T2 - sân bay quốc tế Nội Bài là niềm tự hào của giao thông Việt thì cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là tuyến cao tốc đầu tiên in đậm dấu ấn của Thủ đô. Đây là tuyến đường được đánh giá hiện đại nhất Việt Nam đến thời điểm này. Với tổng mức đầu tư 45.487 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), đạt tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới, góp phần hiện đại HTGT phía Bắc. Công trình đạt chuẩn cao tốc loại A, dài 105,5 km với 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, đạt tốc độ thiết kế 120 km/giờ, rút ngắn thời gian chạy xe từ Hà Nội xuống Hải Phòng chỉ còn 1,5 giờ thay vì 2,5 giờ như trước đây. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên ở Việt Nam được sử dụng bê tông nhựa đường polime dày 5 cm phía trên để giảm khả năng hằn lún vệt bánh xe.

Việc xây dựng tuyến đường vành đai 3 và đường cao tốc trên cao (trên đường vành đai 3) đã góp phần giải quyết rất lớn lưu lượng xe tải, xe con và xe khách. Vận chuyển hàng hóa, hành khách vào địa bàn Hà Nội không phải đi vào nội đô và tuyến đường này có thể đến bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát, sân bay quốc tế Nội Bài và là đầu nối đi các tỉnh phía Bắc.

Cùng với những công trình hiện đại, quy mô hoành tráng thì hệ thống giao thông nông thôn của Thủ đô cũng được chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, phát triển kinh tế của người dân, tạo diện mạo vùng nông thôn mới trù phú. Đến nay 100% các tuyến đường liên xã, trục xã với hàng vạn kilômét đã được cứng hóa, trải nhựa, thảm bê tông đạt tiêu chuẩn quốc gia, góp phần đưa Hà Nội dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông

Để “trái tim của cả nước” có một diện mạo giao thông đô thị xứng tầm, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, tiếp tục xác định: “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn” là 1 trong 3 khâu đột phá. Trong đó, ưu tiên đầu tư hệ thống HTGT phục vụ phát triển đô thị, tập trung phát triển giao thông công cộng, xây dựng lộ trình từng bước hạn chế phương tiện giao thông cá nhân sau năm 2020 nhằm giảm ùn tắc giao thông.

Ông Nguyễn Xuân Tân - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có tới 300km đường sông, hơn 300 hồ lớn nhỏ với hàng trăm bến bãi thủy nội địa, nên việc phát triển loại hình vận tải này đến một mức độ có thể đáp ứng được yêu cầu “chia lửa” với giao thông đường bộ. Cùng với đường thủy, những tuyến đường sắt đô thị cũng đang trên “bệ phóng”, chuẩn bị tham gia quỹ đạo giao thông của Thủ đô. Hà Nội hiện còn có 91 tuyến xe buýt, mỗi năm chuyên chở gần 750 triệu lượt hành khách, bước sang năm 2016 và xa hơn nữa, các tuyến xe buýt nhanh (BRT - Bus Rapid Transit), đường sắt đô thị đi vào hoạt động sẽ giúp nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng. Cùng với đó, các công trình hạ tầng đường, cầu, hầm sẽ dần hoàn thành, khi được đưa vào sử dụng sẽ thực sự biến Hà Nội thành một đô thị hiện đại của cả nước cũng như trong khu vực. Hạ tầng đi trước một bước để thúc đẩy phát triển kinh tế cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà TP. Hà Nội sẽ ưu tiên mọi nguồn lực để thực hiện.

Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia, để hoàn thiện đầu tư kết cấu hạ tầng, giao thông Thủ đô cần có một lượng kinh phí rất lớn cùng với sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực xã hội. Trong khi nguồn vốn ngân sách từ T.Ư và TP.Hà Nội hiện mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu thì thành phố cần tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn vay của các tổ chức tín dụng quốc tế, vốn đầu tư theo chương trình của các nước, cũng như tạo cơ chế để khuyến khích, thu hút nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu HTGT theo nhiều hình thức như: PPP (hợp tác công-tư), BT (xây dựng-chuyển giao), BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao). Ngoài ra cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đầu tư và việc quản lý khai thác, sử dụng sau đầu tư, đặc biệt là các công trình giao thông hiện đại như các tuyến đường sắt đô thị, đảm bảo việc vận hành tuyệt đối an toàn và hiệu quả.

Bài và ảnh: LÊ HÒA