TP. Hà Nội được lập Đề án thu phí vào nội đô để giảm ùn tắc giao thông

(BKTO) - Mặc dù thời gian qua, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và TP. Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực cho việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thủ đô. Tuy nhiên, tình hình ùn tắc giao thông vẫn chưa được cải thiện nhiều.



Theo nhận định của các chuyên gia, ùn tắc giao thông tại Hà Nội gây thiệt hại 1-1,2 tỷ USD/năm, sức khỏe người dân đô thị đang bị ảnh hưởng vì chỉ số ô nhiễm không khí gấp hơn 5 lần so với quy định, nồng độ bụi pm 2.5 đang gấp khoảng 3 lần; thời gian đi lại của người dân thiệt hại hơn 1 triệu giờ lao động/năm. Ngoài ra, môi trường đầu tư và các vấn đề phát triển xã hội khác cũng bị ảnh hưởng.
                
   

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội gây thiệt hại 1-1,2 tỷ USD/năm - Ảnh: ST

   
Theo nghiên cứu của Trung tâm Giao thông đô thị và nông thôn (Bộ GTVT), có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Trong đó phải kể đến việc Hà Nội đã đi vào ngưỡng siêu đô thị. Theo dự báo của một số tổ chức uy tín trên thế giới, vào năm 2030 Hà Nội sẽ có trên 10 triệu dân. Mật độ dân số phân bố không đồng đều tập trung quá đông ở nội đô.

Bên cạnh đó, vận tải hành khách công cộng vẫn kém phát triển, với tỷ lệ đáp ứng khoảng 8- 9%; tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông so với quy chuẩn mới đạt 8,65% trên tổng diện tích đất dành cho đô thị trong khi theo quy chuẩn phải đạt từ hơn 16- 26%. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng phương tiện so với tốc độ tăng trưởng hạ tầng đang không cân xứng. Theo thống kê, Hà Nội hiện đang có khoảng 5,5 triệu xe máy; gần 500 nghìn ô tô, trong đó có trên 327.000 ô tô con. Đến năm 2020, Thủ đô sẽ có hơn 843.000 ôtô, hơn 6 triệu xe môtô, xe gắn máy; năm 2030 số ôtô sẽ hơn 1,9 triệu, xe máy là hơn 7,5 triệu.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về các nội dung TP. Hà Nội đề xuất liên quan đến bổ sung phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Theo đó, lãnh đạo Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về các nội dung TP. Hà Nội đề xuất liên quan đến bổ sung phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Mục đích của việc này là để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào và quy định mức phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải lưu hành của phương tiện cơ giới đường bộ thông qua đăng kiểm phương tiện.

Văn bản cũng yêu cầu, UBND TP. Hà Nội tiếp thu các ý kiến của Bộ Tài chính để lập “Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới”, trình HĐND TP. Hà Nội trước khi báo cáo Chính phủ theo đúng quy định tại Luật phí và Lệ phí.

Cùng với đó, UBND TP. Hà Nội báo cáo Bộ Tài chính về cơ sở pháp lý, sự cần thiết, nội hàm và tác động của khoản phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành của phương tiện cơ giới đường bộ. Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của UBND TP. Hà Nội, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.

Trước đó, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật để thu phí xe vào nội đô và phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải của phương tiệngiao thông trong nội thành thông qua việc thu phí phương tiện đi vào khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông.
LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Trái phiếu xanh - kênh thu hút vốn đầy tiềm năng
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo Tổ chức năng lượng quốc tế IEA, để giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, thế giới sẽ cần một khoản đầu tư lên đến 46 nghìn tỷ USD, tương đương với 1 nghìn tỷ/năm. Hiện nay, nguồn tài chính cho các dự án chống biến đổi khí hậu, phát triển công nghệ sạch và thân thiện với môi trường đang là vấn đề đau đầu của nhiều quốc gia. Bởi vậy, trái phiếu xanh (TPX) đang được xem như một kênh thu hút vốn hiệu quả cho các giải pháp nhằm thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
  • Thúc đẩy đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố, năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam ở vị trí 77 trên tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, tụt 3 bậc so với năm 2017 (Việt Nam ở vị trí 74 trên tổng số 135 quốc gia và vùng lãnh thổ).
  • Nâng cao nhận thức về cải cách tài khóa xanh
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nhằm tăng cường sự hiểu biết về tài khóa xanh và các công cụ liên quan, ngày 25/10 tại Hà Nội, Viện nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Đức (GIZ) tổ chức Chương trình Tập huấn cho các nhà báo về cải cách tài khóa xanh.
  • Vốn nhân lực là động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện,
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Đó là nội dung được nhấn mạnh trong nghiên cứu về chỉ số Vốn nhân lực (HCI) vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tại Hội nghị thường niên của WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Theo WB, nếu các quốc gia hành động ngay, trẻ em được sinh ra hôm nay sẽ khỏe mạnh, giàu có và năng suất hơn.
  • Kỳ vọng sự cộng hưởng hiệu quả của đầu tư nước ngoài
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Song song với việc ghi nhận và đánh giá cao vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam những năm qua, các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút FDI với chủ đề “Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới” đã thẳng thắn chỉ ra những vấn đề mà khu vực FDI cần khắc phục, cũng như khu vực kinh tế trong nước cần thay đổi để sự cộng hưởng khi liên kết, kết hợp mang lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế.
TP. Hà Nội được lập Đề án thu phí vào nội đô để giảm ùn tắc giao thông