Thúc đẩy toàn diện kết quả, vai trò của thống kê Bộ, ngành

(BKTO) - Thống kê Bộ, ngành là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống thống kê nhà nước. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, trong những năm qua, các Bộ, ngành đã không ngừng nỗ lực, phối hợp triển khai, thực hiện các quy định về thống kê, nhất là trong việc xây dựng, thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê Bộ, ngành và chương trình điều tra thống kê, cũng như thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.



Tích cực thực hiện nhiệm vụ thống kê

Kết quả tổng hợp của Tổng cục Thống kê cho biết, đến nay, có 22 Bộ, ngành đã ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành, trong đó 15 Bộ, ngành đã hoàn thành rà soát và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia quy định trong Luật Thống kê 2015; có 21 Bộ, ngành ban hành chế độ báo cáo thống kê Bộ, ngành, trong đó 11 Bộ, ngành đã rà soát, cập nhật, ban hành chế độ báo cáo thống kê cấp Bộ, ngành phù hợp với Luật Thống kê 2015 và hệ thống chỉ tiêu thống kê mới của Bộ, ngành. Đồng thời, trong số 206/350 chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công chủ trì, các Bộ, ngành đã thu thập, tổng hợp, công bố đầy đủ 82 chỉ tiêu, 20 chỉ tiêu được tổng hợp toàn bộ nhưng mới công bố được một số phân tổ, 23 chỉ tiêu được tổng hợp toàn bộ nhưng chưa công bố, 51 chỉ tiêu chưa được tổng hợp đầy đủ, 30 chỉ tiêu chưa được thu thập. Đáng chú ý, một số Bộ, ngành đã thực hiện 100% số chỉ tiêu được phân công.

Trong những năm qua, các Bộ, ngành còn phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thực hiện các hoạt động của Chiến lược phát triển Thống kê giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đến nay, 19 Bộ, ngành đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê thuộc phạm vi quản lý; các Bộ, ngành đã triển khai thực hiện tất cả 40 hoạt động được giao, trong đó có 22 hoạt động đã hoàn thành và 18 hoạt động đang tiếp tục thực hiện.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cũng đánh giá, các Bộ, ngành đã tích cực triển khai Luật Thống kê 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong số 79/186 chỉ tiêu thống kê quốc gia quy định trong Luật Thống kê phân công cho 21 Bộ, ngành chủ trì thu thập, tổng hợp, các Bộ, ngành đã thực hiện được 63 chỉ tiêu ở các mức độ phân tổ khác nhau, trong đó có 34 chỉ tiêu đầy đủ các phân tổ, tuy nhiên, vẫn còn 29 chỉ tiêu đã được tổng hợp nhưng chưa đầy đủ và 16 chỉ tiêu chưa thực hiện. Công tác phân tích và dự báo thống kê cũng được tăng cường, đã có 6 Bộ, ngành hình thành đơn vị chuyên trách về phân tích và dự báo.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, thông tin thống kê của các Bộ, ngành cùng với thông tin của hệ thống thống kê tập trung là nguồn thông tin chính thống, có tính pháp lý, là cơ sở để đánh giá, phân tích, dự báo tình hình kinh tế - xã hội cả nước và của từng ngành, từng lĩnh vực nhằm phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự quản lý, điều hành của các Bộ, ngành…

Cần đảm bảo thực hiện toàn diện

Phát biểu tại Hội nghị thống kê Bộ, ngành năm 2018 do Bộ KH&ĐT vừa tổ chức tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đánh giá, vai trò của ngành thống kê trong công cuộc phát triển đất nước thời gian qua rất ấn tượng, tác động đến nền kinh tế - xã hội. Những quyết sách về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đều có sự đóng góp rất lớn của ngành thống kê. Vai trò của ngành thống kê càng quan trọng trong bối cảnh sắp tới, Chính phủ tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn một số Bộ chưa ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê mới như các Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng... Hơn nữa, hầu hết các Bộ, ngành chưa ban hành phân loại thống kê mới thay thế các phân loại thống kê đã ban hành theo Luật Thống kê 2003.

Vì vậy, theo đánh giá của đại diện Bộ KH&ĐT, việc xây dựng, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê của một số Bộ, ngành còn chậm. Nhiều Bộ, ngành chưa thu thập, tổng hợp đầy đủ thông tin các chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công, thiếu các phân tổ chủ yếu hoặc chưa kịp thời. Tiến độ thực hiện một số hoạt động trong Chiến lược phát triển Thống kê thuộc lĩnh vực được phân công còn chậm. Bên cạnh đó, công tác phân tích và dự báo thống kê của Bộ, ngành còn yếu, số lượng và chất lượng sản phẩm phân tích, dự báo còn hạn chế, một phần do năng lực và nhân lực làm công tác phân tích và dự báo chưa đáp ứng yêu cầu… Hơn nữa, hoạt động phối hợp, chia sẻ thông tin thống kê, nhất là sự phối hợp giữa các Bộ, ngành còn gặp nhiều khó khăn.

Nhấn mạnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm đến công tác thống kê, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT tiếp tục đánh giá đúng thực trạng. Đồng thời đề nghị các Bộ, ngành đánh giá đúng kết quả trong 5 năm qua, từ phân tích số liệu thống kê cho đến sử dụng, phân tích, đánh giá, dự báo công tác thống kê, cung cấp thông tin thống kê liên ngành và thông tin cho người dùng, thực hiện các quy định của Luật Thống kê 2015 đến việc xây dựng đội ngũ làm công tác thống kê. Từ đó, các Bộ, ngành đưa ra giải pháp phát triển chất lượng thống kê, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về công tác này.

QUỲNH ANH
Theo Báo Kiểm toán số 50 ra ngày 13-12-2018
Cùng chuyên mục
  • Phát triển các trường nghề  chất lượng cao vẫn gặp khó
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Xác định các ngành nghề trọng điểm, các trường nghề chất lượng cao (CLC) sẽ đóng vai trò quyết định đến việc hình thành nguồn nhân lực CLC, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ sẽ tập trung xây dựng, phát triển, mở rộng các trường nghề, ngành nghề trọng điểm đáp ứng yêu cầu của Chính phủ.
  • Cải cách tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 05/12, Diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển (VRDF) với chủ đề “Tầm nhìn mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên mới” đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại Diễn đàn.
  • Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: Bốn ưu tiên cải cách để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Phát biểu tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2018 diễn ra sáng nay (5/12), ông Ousmane Dione- Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhấn mạnh 4 ưu tiên chính trong chương trình cải cách hiện nay của Việt Nam, nhằm thúc đẩy hơn nữa tiềm năng tăng trưởng của đất nước, không chỉ về mặt số lượng mà quan trọng nhất là về chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng.
  • Hỗ trợ phát triển năng lượng  bền vững tại Việt Nam
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 26/11, Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG) đã tổ chức Hội nghị Cấp cao lần thứ 2 tại Hà Nội dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An và Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet cùng Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 đại diện cấp cao đến từ các đại sứ và đại diện từ khu vực công, các tổ chức phát triển, công ty tư nhân và tổ chức xã hội.
  • ADB hỗ trợ hơn 100 triệu USD hiện đại hóa hệ thống thủy lợi
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Ngày 27/11, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, Ngân hàng này đã phê duyệt khoản tài trợ hơn 100 triệu USD để giúp Chính phủ Việt Nam lắp đặt 8 hệ thống thủy lợi hiện đại ở 5 tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán, giúp cải thiện năng suất nông nghiệp, nhất là đối với những người nông dân canh tác các loại cây có giá trị cao như cà phê, hồ tiêu, nho, thanh long và xoài.
Thúc đẩy toàn diện kết quả, vai trò của thống kê Bộ, ngành