Thúc đẩy đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh

(BKTO) - Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố, năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam ở vị trí 77 trên tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, tụt 3 bậc so với năm 2017 (Việt Nam ở vị trí 74 trên tổng số 135 quốc gia và vùng lãnh thổ).



Năng lực cạnh tranh tụt hạngcảnh báo mối lo

Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế được WEF đưa ra dựa trên các chỉ số cụ thể của 12 tiêu chí xếp hạng, bao gồm: điểm năng lực cạnh tranh, thể chế, hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, ổn định kinh tế vĩ mô, sức khỏe, kỹ năng, thị trường cho sản phẩm, thị trường lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường, động lực kinh doanh và năng lực sáng tạo.

Tuy tụt 3 bậc so với kỳ xếp hạng trước, nhưng tính theo thang điểm từ 0 - 100 điểm của bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đạt 58,1 điểm, tăng 0,2 điểm so với mức 57,9 điểm của năm 2017. Trong số các tiêu chí trên, tiêu chí về “sức khoẻ” của Việt Nam được đánh giá cao nhất với 81 điểm, đứng thứ 68/140; quy mô thị trường đạt 71 điểm, đứng thứ 29/140; ổn định kinh tế vĩ mô đạt 75 điểm, đứng thứ 64/140. Còn các tiêu chí thị trường cho sản phẩm đứng thứ 102/140; động lực kinh doanh đứng thứ 101/140; kỹ năng đứng thứ 97/140. Thể chế của Việt Nam đạt 50 điểm, đứng thứ 94/140; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đứng thứ 95/140; năng lực sáng tạo đạt 33 điểm, đứng thứ 82/140 quốc gia được xếp hạng…

Bình luận về kết quả này, TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế T.Ư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng, tôi không ngạc nhiên về sự giảm bậc năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2018 theo đánh giá mà WEF vừa công bố. Bởi năm nay, WEF đã có những cách thức đánh giá khác so với năm 2017 và những năm trước đó.

Phân tích cụ thể hơn, TS. Nguyễn Đình Cung nêu rõ, năm 2018, WEF đánh giá không có trọng số, tất cả các yếu tố đều như nhau và họ nhấn mạnh đến đổi mới sáng tạo vì tăng trưởng của nền kinh tế sắp tới chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố này. WEF đánh giá yếu tố đổi mới sáng tạo của Việt Nam rất thấp và thực tế một năm qua, chúng ta không nhìn thấy sự thay đổi của thể chế và năng lực đổi mới sáng tạo.

TS. Nguyễn Đình Cung cảnh báo, đây là một dấu hiệu đáng lo ngại nhưng cũng là một chỉ báo rất rõ ràng, chúng ta cần phải cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia.

Cải thiện chỉ số năng lực sáng tạođể đáp ứng yêu cầu phát triển

Cũng đề cập đến cách thay đổi tiêu chí đánh giá của WEF nhưng TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho rằng, thực tế đó cho thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam chưa có nhiều cải thiện để đáp ứng các yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Đồng quan điểm với TS. Nguyễn Đình Cung, TS. Vũ Tiến Lộc cũng nhận định, việc WEF thay đổi tiêu chí đánh giá cũng là cảnh báo để nền kinh tế Việt Nam phải đi nhanh hơn, thay đổi các yếu tố nền tảng để bước lên các nấc thang cao hơn trong quá trình phát triển nhờ dựa vào công nghệ, sáng tạo. Có thể nhìn thấy khá rõ những bất cập hiện nay nếu phân tích kỹ những yếu tố giảm điểm của Việt Nam, đó là hiệu quả thị trường, yếu tố thúc đẩy kinh doanh, thể chế, mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng người lao động, thị trường lao động, khả năng đổi mới…

Tuy nhiên, TS. Vũ Tiến Lộc cũng chỉ ra rằng, nếu xét về năng lực cạnh tranh tổng thể, với tốc độ tăng trưởng GDP vẫn ở mức cao, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang giữ năng lực cạnh tranh khá tốt. Môi trường kinh doanh đang có những bước cải thiện vững chắc, sức ép liên tiếp trong yêu cầu phải cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh buộc các Bộ, ngành phải chuyển động, dần thay đổi tư duy về quản lý nhà nước với hoạt động của DN. Nhờ vậy, những cải thiện trong môi trường kinh doanh đảm bảo tính nhất quán. Chỉ nhìn vào kế hoạch cắt giảm điều kiện kinh doanh đang được thực hiện ở các Bộ, ngành, có thể thấy, quyết tâm rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nhưng phải thừa nhận năng lực cạnh tranh này đang dựa nhiều vào vốn, tài nguyên và lao động giá rẻ, nghĩa là chúng ta vẫn đang ở nấc thang đầu tiên của quá trình phát triển theo đánh giá của WEF - TS. Vũ Tiến Lộc thẳng thắn nhìn nhận.

Dự báo về quá trình tiến lên nấc thang phát triển cao hơn của nền kinh tế, Chủ tịch VCCI cho rằng, sẽ phải mất nhiều thời gian và nguồn lực rất lớn để cải thiện, tạo sự chuyển dịch những yếu tố nền tảng. Chúng ta không thể kỳ vọng sẽ có ngay hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện hay có ngay một hệ thống giáo dục, đào tạo đạt chuẩn thế giới..., ngay cả khi thể chế đang được cải cách để thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố này. Để tạo được những thay đổi mang tính nền tảng, phải có bước đi, lộ trình rõ ràng. Chúng ta đang nhìn thấy bước đi này trong các quyết sách của Chính phủ, trong các kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam.

Theo một số chuyên gia, điều quan trọng nhất hiện nay là phải cải thiện chỉ số năng lực sáng tạo. Điểm số năng lực sáng tạo chỉ đạt 33 điểm, theo đánh giá của WEF, đồng nghĩa với việc Việt Nam còn rất nhiều dư địa để cải thiện chỉ số này. Điều này phải được thể hiện bằng thể chế, chính sách và những giải pháp cụ thể của Chính phủ.

PHÚC KHANG
Theo Báo Kiểm toán số 43 ra ngày 25-10-2018
Cùng chuyên mục
  • Nâng cao nhận thức về cải cách tài khóa xanh
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nhằm tăng cường sự hiểu biết về tài khóa xanh và các công cụ liên quan, ngày 25/10 tại Hà Nội, Viện nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Đức (GIZ) tổ chức Chương trình Tập huấn cho các nhà báo về cải cách tài khóa xanh.
  • Vốn nhân lực là động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện,
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Đó là nội dung được nhấn mạnh trong nghiên cứu về chỉ số Vốn nhân lực (HCI) vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tại Hội nghị thường niên của WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Theo WB, nếu các quốc gia hành động ngay, trẻ em được sinh ra hôm nay sẽ khỏe mạnh, giàu có và năng suất hơn.
  • Kỳ vọng sự cộng hưởng hiệu quả của đầu tư nước ngoài
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Song song với việc ghi nhận và đánh giá cao vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam những năm qua, các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút FDI với chủ đề “Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới” đã thẳng thắn chỉ ra những vấn đề mà khu vực FDI cần khắc phục, cũng như khu vực kinh tế trong nước cần thay đổi để sự cộng hưởng khi liên kết, kết hợp mang lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế.
  • Chính thức khánh thành 2 công trình giao thông lớn
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sáng 10/10, Bộ Giao thông vận tải, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ đã tổ chức lễ thông xe tuyến đường Hòa Lạc- Hòa Bình, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai-Hòa Bình và Dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì (cầu Văn Lang) theo hình thức BOT.
  • EuroCham thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA)
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 8/10, tại Brussels, Vương quốc Bỉ, Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) đã công bố Báo cáo "Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Góc nhìn từ Việt Nam”. Hoạt động này nằm trong chương trình công tác của phái đoàn EuroCham tại Bỉ nhằm thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA).
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh