Thông xe cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Cầu Giẽ - Ninh Bình

(BKTO) - Ngày 26/01, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp hai tỉnh Hưng Yên, Hà Nam tổ chức lễ thông xe cầu Hưng Hà và tuyến đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và cắt băng thông xe.



                
   

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương cắt băng chính thức thông xe cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình - Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT

   
Dự án tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng chiều dài tuyến khoảng 47,7km. Điểm đầu tiếp nối với nút giao liên thông giữa quốc lộ 39 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên); điểm cuối tuyến tiếp nối với nút giao Liêm Tuyền (xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Tuyến đường có tốc độ thiết kế 80km/giờ, mặt cắt ngang 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

Cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 6,1km trong đó cầu Hưng Hà dài 2,1km; đoạn đường dẫn phía tỉnh Hưng Yên 2,1km, phía tỉnh Hà Nam 1,8km; tốc độ thiết kế 80km/giờ. Cầu có 41 nhịp, kết cấu nhịp chính dùng dầm hộp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực với chiều dài 645m.

Dự án có tổng mức đầu tư 2.969 tỷ đồng, trong đó vốn vay từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) Hàn Quốc là 2.469 tỷ đồng (tương đương 117 triệu USD); vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 499,8 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Bộ GTVT, chính quyền hai tỉnh Hưng Yên, Hà Nam đã quyết liệt trong chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, các đơn vị xây dựng, tư vấn đã bám sát công trường nỗ lực thi công đảm bảo chất lượng công trình. Đánh giá tuyến đường kết nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình và cầu Hưng Hà như một gạch ngang của chữ A kết nối không chỉ hai cao tốc mà cả các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT và chính quyền hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nam tiếp tục hoàn thiện các công trình phụ trợ, chấp hành nghiêm quy định pháp luật trong quản lý khai thác để vận hành công trình thông suốt, hiệu quả, tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm nguồn vốn để triển khai khai giai đoạn 2 của Dự án; đồng thời, có phương án đảm bảo an toàn giao thông, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn giao thông để khai thác hiệu quả các công trình.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững ở Lào Cai:  Hiệu quả từ những cách làm hay
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tìm đến xã Bản Xèo - một xã vùng cao của huyện Bát Xát - ngày cuối năm, chúng tôi được chứng kiến diện mạo mới của một vùng nông thôn miền núi đang thay da, đổi thịt. Hòa chung không khí sản xuất tất bật, người dân nơi đây cũng đang hối hả chuẩn bị cho việc đón nhận Danh hiệu Xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) theo Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM (Chương trình).
  • Tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2019-QĐ- TTg về tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020.
  • Cần hoàn thiện chính sách cho khoa học công nghệ phát triển
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 21/01, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai công tác ngành KH&CN năm 2019. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải đưa Việt Nam đạt thứ hạng cao về ICT
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chiều 15/1, phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh con đường đi lên, đi nhanh của Việt Nam phải là công nghệ và doanh nghiệp công nghệ cao của Việt Nam.
  • Ba yếu tố then chốt để cải thiện năng suất lao động
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo thống kê về tình hình năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam vừa được công bố mới đây, điệp khúc NSLĐ tăng đều, nhưng vẫn kém xa so với các nước trong khu vực ASEAN tiếp tục lặp lại. Đã đến lúc cần có sự đột phá để cải thiện tình trạng này, trong bối cảnh ảnh hưởng từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể làm rộng thêm khoảng cách giữa Việt Nam với các nước.
Thông xe cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Cầu Giẽ - Ninh Bình