Tây Bắc phát huy lợi thế xúc tiến đầu tư

(BKTO) - Nhằm tạo diễn đàncho các tổ chức, nhà đầu tư, DN trong nước và quốc tế gặp gỡ, đối thoại, chiasẻ kinh nghiệm, thiết lập quan hệ hợp tác, liên kếtphát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, ngày 04/4/2015, Hội nghị xúctiến đầu tư và biểu dương các DN tiêu biểu vùng Tây Bắc đã được tổ chức tại Sơn La. Đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học và nhà đầu tư trao đổi vềcông tác quản lý Nhà nước, các cơ chế chính sách, môi trường đầu tư vùng Tây Bắc.




Ký kết cung ứng tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư tại Hội nghị.Ảnh: T.S
Vùng Tây Bắc gồm 12 tỉnh, chung đường biên giới quốc gia dài 2.500 km với Trung Quốc và Lào, có 7 cửa khẩu quốc tế, 11 cửa khẩu quốc gia và 43 cửa khẩu phụ. Đây là vùng có thế mạnh và tiềm năng nhất cả nước về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản với các mỏ có giá trị cao như apatit, sắt, đá vôi, đất hiếm, đa kim, đa khoáng và thủy điện... tạo lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, phát triển thủy điện, sản xuất giấy, chế biến gỗ, sản xuất xi măng. Tính đến hết năm 2014, vùng Tây Bắc đã có hơn 1.936 DN thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 21.537 tỷ đồng, chiếm 2,5% số DN và 4,9% số vốn đăng ký của DN trên cả nước. Các DN đóng trên địa bàn đã khai thác, tận dụng tương đối tốt lợi thế tự nhiên hoặc phát triển nhiều ngành nghề truyền thống như hàng thủ công mỹ nghệ, chạm khắc gỗ, mây tre đan, gốm sứ... để xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Nga, Đức...

Theo ông Trương Xuân Cừ - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Chỉ đạo Tây Bắc, sự phát triển kinh tế của Tây Bắc thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên đây vẫn là vùng nghèo nhất so với cả nước do cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, hiệu quả thấp, thiếu tính bền vững, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém. Vì thế Tây Bắc rất muốn kêu gọi các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển kinh tế của cả vùng. Để tạo những nét đột phá mới, các tỉnh vùng Tây Bắc đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng để huy động thêm nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, nhất là trong các lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản, du lịch và phát triển kinh tế cửa khẩu.

Đối với vùng Tây Bắc, các mô hình liên kết đang ngày càng có xu hướng phát triển. Tiêu biểu như mô hình liên kết giữa 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ trong Chương trình Du lịch về cội nguồn; mô hình liên kết giữa 6 tỉnh Việt Bắc và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng cũng đã hình thành để phát triển du lịch bằng dự án cung đường Tây Bắc, xây dựng tour đi qua những bản làng nghèo nhất cả nước, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào bằng du lịch.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Minh Tú, nét đổi mới trong công tác xúc tiến đầu tư là trước đây, khi tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, các địa phương thường cung cấp thông tin về dự án cho nhà đầu tư, song nhiều nhà đầu tư khi chọn lựa được dự án lại khó tiếp cận vốn. Những năm gần đây đã chuyển sang hình thức ngân hàng và DN cùng nhau xúc tiến đầu tư, nếu đánh giá dự án có hiệu quả là hai bên sẵn sàng ký kết hợp đồng tín dụng.

Vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, thúc đẩy các dự án đầu tư được đánh giá là rất lớn. Vì thế, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chính quyền các tỉnh phải hành động theo đúng cam kết để các kế hoạch của nhà đầu tư trở thành những công trình, những dự án cụ thể.

Minh chứng cho sức mạnh của địa phương, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thẳng thắn nói: Vẫn có cách để tạo nên môi trường kinh doanh hấp dẫn trong điều kiện khó khăn của Tây Bắc bởi có những địa phương trong vùng đang giữ ngôi vị hàng đầu trong Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Để khơi thông các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung đề xuất: Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể vùng Tây Bắc đến năm 2020; thực hiện các luật mới như Luật Đầu tư, Luật DN…; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển; đẩy mạnh liên kết vùng. Hơn nữa, cần đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng thay đổi quan điểm về xúc tiến đầu tư, coi nhà đầu tư là đối tượng được phục vụ, đổi mới cách thức thực hiện xúc tiến đầu tư thông qua việc phân chia theo từng nhóm lĩnh vực, ngành nghề cần thu hút đầu tư, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ. Đồng thời cần cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua việc cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, công khai minh bạch các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư như thông tin về quy hoạch, mặt bằng, các cơ chế, chính sách hỗ trợ của địa phương, các cơ hội đầu tư cụ thể… nhằm giảm bớt thời gian, chi phí cho nhà đầu tư.

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư và biểu dương các DN tiêu biểu vùng Tây Bắc 2015, ngành ngân hàng tiếp tục cam kết đầu tư vốn tín dụng cho các dự án đầu tư vào Tây Bắc với số tiền cam kết cho vay hơn 4.700 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực đầu tư vốn là thế mạnh của vùng như thủy điện, khai khoáng, công nghiệp chế biến, nông sản, vận tải…;15 dự án với tổng vốn đầu tư 9.899 tỷ đồng đã được trao giấy chứng nhận đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đã cam kết đầu tư vào 17 dự án mới tại 4 tỉnh của Tây Bắc với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng.
QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • VACPA và chặng đường 10 năm chung sức xây dựng nghề kiểm toán độc lập
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 15/4/2015, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ IV và lễ kỷ niệm 10 năm thành lập. Báo Kiểm toán xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Trần Văn Tá - Chủ tịch Hội, về hoạt động của Hội trong 10 năm qua và định hướng hoạt động trong nhiệm kỳ tới.
  • Cận kề hội nhập khu vực về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lậpvào cuối năm 2015 cho phép 8 ngành nghề lao động trongcác nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghềtương đương, trong đó có nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
  • Huyện vùng cao chuyển mình, hướng tới thoát nghèo bền vững
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - KỳSơn là một trong những huyện vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn nhất của tỉnh Hòa Bình, song nhờ những chính sách hỗ trợ thiết thực củaNhà nước, đến nay, diện mạo của huyện miền núi này đã có nhiều chuyển biến. Đặcbiệt, sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn Kỳ Sơn đã thực sự đổi mới khiến nhiều ngườikhông khỏi ngỡ ngàng khi trở lại nơi đây.
  • Phát huy nguồn lực tài nguyên - môi trường để phát triển kinh tế
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Trong năm 2014,ngành Tài nguyên và môi trường (TN&MT) đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quantrọng trên các mặt công tác, các lĩnh vực được phân công. Những kết quả đạtđược của toàn ngành đã góp phần giúp nguồn lực TN&MT được phát huy phục vụphát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng bền vững.
  • Đề xuất thêm các giải pháp  để xử lý nợ xấu
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu giảm nợ xấu về mức dưới 3%. Theo các chuyên gia, để thực hiện được mục tiêu này, cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp được các chuyên gia đề xuất là chứng khoán hóa nợ xấu thành trái phiếu Chính phủ (TPCP).
Tây Bắc phát huy lợi thế xúc tiến đầu tư