Phòng vệ thương mại duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh

(BKTO)- Theo kết quả tổng hợp của Trung tâm WTO và Hộinhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày 01/6,trong tổng số 6 vụ điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) đối với hàng hóa nướcngoài nhập khẩu vào Việt Nam đã có 4 vụ ra quyết định áp dụng biện pháp PVTM (1vụ chống bán phá giá và 3 vụ tự vệ). Tính cả giai đoạn 2002-2014, Việt Nam chỉkhởi xướng 3 vụ kiện PVTM thì chỉ 1 năm trở lại đây, Việt Nam đã khởi xướng tới3 vụ kiện.




Giống với thế giới, thép là đối tượng của nhiều vụ kiện, 3 trên 6 vụ điều tra PVTM của Việt Nam cũng là nhắm tới sản phẩm thép. Ảnh: TK
PVTM tăng nhưng còn “khiêm tốn”

Tuy nhiên, những con số nêu trên được đánh giá là quá “khiêm tốn” so với tổng số 96 vụ điều tra PVTM mà các nước đã tiến hành đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài và kết quả có tới 53 vụ ra quyết định áp dụng biện pháp PVTM. Những con số đó càng “khiêm tốn” hơn nữa so với tổng số 4.757 vụ chống bán phá giá, 380 vụ chống trợ cấp, 311 vụ tự vệ trên toàn thế giới trong 10 năm qua. Trong đó, các nước kiện hàng hóa Trung Quốc 1.142 vụ, Hàn Quốc 373 vụ, Hoa Kỳ 281, Đài Loan 274, Ấn Độ 257, Thái Lan 211…

Vì thế, vấn đề được các chuyên gia nêu ra tại Hội nghị “Tổng kết thực thi pháp luật về PVTM và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật” vừa diễn ra tại Hà Nội chính là “hàng hóa Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất cũng thuộc nhóm bị kiện PVTM cao nhất trên thế giới”, nhưng tại sao số các vụ việc được khởi kiện lại “khiêm tốn” như vậy?

TS. Nguyễn Thị Thu Trang (VCCI) bình luận rằng, PVTM luôn xuất hiện khi thị trường có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh; Khi thương mại càng phát triển, DN càng có những chiến lược kinh doanh tinh vi hơn nên dễ dẫn tới nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh. Ở chiều ngược lại, khi kinh doanh càng khó khăn, cũng càng có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh.

Thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân khiến DN Việt Nam chưa phát huy được thế mạnh của các công cụ PVTM, bà Trang nêu rõ: có tới trên 63% DN Việt Nam mới nghe nói chứ chưa biết sâu về PVTM đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, gần 20% DN mới tìm hiểu sơ sơ và 15% DN không biết gì về PVTM. Chỉ có chưa đầy 2% DN đã tìm hiểu tương đối kỹ về PVTM và các DN này thường là bên đã liên quan đến các vụ việc. Hệ quả cũng rất dễ hiểu là gần 46% DN không thấy có nguy cơ phải dùng đến các công cụ PVTM khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu ồ ạt, đột biến vào Việt Nam.

Đảm bảo cho DN hội nhập quốc tế thành công

Theo ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), hội nhập quốc tế khiến các sản phẩm và DN Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài trên cả 3 cấp độ sản phẩm, DN và quốc gia. Pháp luật của Việt Nam về PVTM đã có những bước phát triển nhất định nhằm tái thiết lập trật tự cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa. Gần đây, DN trong nước gia tăng yêu cầu khởi kiện, điều tra PVTM đối với hàng hóa nhập khẩu cho thấy việc sử dụng các công cụ pháp lý là cần thiết và phù hợp trước những hành vi cạnh tranh không công bằng của DN nước ngoài, đồng thời thể hiện rõ rệt vai trò bảo vệ sự tồn tại của các ngành sản xuất non trẻ của Việt Nam, là nội dung quan trọng đảm bảo cho hội nhập kinh tế quốc tế thành công.

Mặc dù thúc đẩy tự do hóa thương mại là một mục tiêu của hội nhập quốc tế, song WTO thừa nhận rằng, các nước thành viên có thể sẽ phải bảo vệ sản xuất trong nước chống lại cạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài. Tuy vậy, WTO yêu cầu các nước phải tiến hành sự bảo vệ đó thông qua quy trình điều tra nghiêm ngặt, đảm bảo duy trì những nguyên tắc nhất định để tránh việc lạm dụng.

Để thích nghi với tình hình mới, Nhà nghiên cứu cao cấp của Bộ Công thương Phạm Tất Thắng cho rằng, ngoài việc Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng về pháp lý và nguồn lực cần thiết để ứng phó kịp thời thì còn phải cần sự chủ động của các DN.

Tuy nhiên, một nguy cơ tiềm ẩn được ông Thắng chỉ ra là sự hợp tác giữa DN nội địa và DN nước ngoài trong tiến trình hội nhập ngày càng khăng khít, thậm chí hòa quyện với nhau. Khi Hiệp định TPP có hiệu lực từ năm 2018, giá trị vốn đầu tư của nước ngoài dự kiến tăng 25-35%/năm và quan hệ DN nội - ngoại sẽ càng khăng khít, rất khó phân biệt. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu rất dễ núp dưới hình thức nhập nguyên liệu, thậm chí chuyển toàn bộ quá trình sản xuất vào Việt Nam để gia công và bán hàng hóa đó trên thị trường nhằm trốn tránh các biện pháp PVTM của Việt Nam. Đây là tình huống cần phải đặc biệt lưu ý!

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc sửa đổi các văn bản pháp luật trong PVTM là rất cần thiết trong tiến trình hội nhập và cần phải đối chiếu, rà soát sao cho phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật DN (sửa đổi), Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Hải quan
Cùng chuyên mục
  • Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chính phủ Việt Nam đã định hướng chiến lược phát triển năng lượng táitạo ở Việt Nam với những mục tiêu lớn: tăng sản lượng điện sản xuất từ nănglượng tái tạo đạt khoảng 101 tỷ kWh vào năm 2020, khoảng 186 tỷ kWh vào năm2030 và khoảng 452 tỷ kWh vào năm 2050. Theo đó, tỷ lệ điện năng sản xuất từnăng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng từ lên khoảng38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050.
  • Hội nhập khu vực và quốc tế: Ngân hàng có đủ tự tin vươn ra “biển lớn”?
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong bối cảnh hội nhập khuvực và quốc tế ngày càng sâu rộng, ngân hàng liệu có đủ năng lực cạnh tranh vàtự tin vươn ra “biển lớn”? Câu hỏi này từng được đặt ra nhiều lần trước khiViệt Namgia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết các hiệp định thương mại tự do(FTA) thế hệ mới. Ở thời điểm này, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứngtrước những cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập mới, câu hỏi ấy lạitiếp tục được đặt ra.
  • Nhận diện rủi ro của ngành gỗ trong bối cảnh hội nhập
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn hội nhập đặc biệt quan trong vớiviệc ký kết và thực thi một loạt các Hiệp định thương mại tự do với các đối tácthương mại lớn nhất thế giới. Trong đó, đáng kể nhất là Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minhchâu Âu (EVFTA). Bối cảnh này được dự báo sẽ đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng tạora nhiều thách thức cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
  • Tăng trưởng kinh tế 2016 có đạt mục tiêu?
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Hai kịch bản dự báo về viễn cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm2016 đã được các chuyên gia nghiên cứu và đưa ra trong Báo cáo thường niên kinhtế Việt Nam 2016 vừa được công bố tuần qua. Theo đó, tăng trưởng kinh tế sẽ ởmức 6% cho kịch bản thấp và dưới 6,5% ngay cả cho trường hợp có nhiều điều kiệnthuận lợi hơn.
  • Hải Đường khởi sắc nhờ nông thôn mới
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Về xã HảiĐường (huyện Hải Hậu, tỉnh NamĐịnh) những ngày này, đi trên những con đường bê tông sạch đẹp giữa bạt ngạtxanh mướt của những đồng lúa đang trổ đòng, ta có thể cảm nhận rõ được sự thayda đổi thịt của vùng quê này. Từ một xã thuần nông nghèo, nhờ có lộ trình xâydựng nông thôn mới (NTM) sát, đúng, trúng và hiệu quả, Hải Đường hôm nay đã cómột diện mạo hoàn toàn mới.
Phòng vệ thương mại duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh