(BKTO) - Nợcông khi nào hết “nóng”? Có lẽ, đó là một câu hỏi không dễ trả lời ở thời điểmnày khi mà cân đối ngân sách vẫn còn khó khăn và nợ công đang có xu hướng giatăng. Để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý nợ công, các chuyên gia trong nướcvà quốc tế đã và đang đề xuất thêm các giải pháp.



Áp lực nợ công ngày càng gia tăng

Báo cáo kiểm toán năm 2015 của KTNN công bố mới đây không chỉ đưa ra nhận định “tốc độ nợ công tăng nhanh” mà còn nêu rõ những bất cập trong công tác quản lý nợ công. Cụ thể, công tác tổ chức quản lý nợ công phân tán, thiếu sự đối chiếu, thống nhất trước khi tổng hợp, lập báo cáo. Bộ Tài chính ghi thu - ghi chi vốn vay nước ngoài chưa kịp thời, đúng niên độ, chưa phản ánh đầy đủ số liệu của Quỹ tích lũy trả nợ và chưa sử dụng tiền nhàn rỗi của Quỹ để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định. Hầu hết dự án thuộc đối tượng phải thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh nhưng chưa thế chấp tài sản. Các DN được Chính phủ bảo lãnh chưa thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá và lãi suất. Một số địa phương không lập kế hoạch vay và trả nợ vay; không bố trí đủ dự toán để trả nợ; 19/50 địa phương được kiểm toán có mức dư nợ tại 31/12/2014 vượt 30% vốn đầu tư xây dựng ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật NSNN...

Nợ công đang tiến sát tới mức trần 65% GDP Ảnh: TK

Trong khi quản lý nợ công còn nhiều bất cập thì thâm hụt ngân sách và nợ công lại có nguy cơ gia tăng. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng HSBC đưa ra dự báo thâm hụt ngân sách trong năm nay có thể ở mức 6,6% GDP. Điều này khiến cho tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ tiệm cận với mức Quốc hội đề ra (65% GDP). Còn theo nhóm nghiên cứu Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC), năm 2016 là “thời điểm nhạy cảm của nợ công” và nợ công có thể đạt 64,4% GDP vào cuối năm nay. Tỷ lệ này có thể thấp hơn con số dự báo nếu tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Tuy nhiên, trên thực tế, áp lực gia tăng bội chi ngân sách vẫn là thách thức lớn nhất đối với Chính phủ trong quản trị nợ công.

Chỉ rõ tổng nợ công của Việt Nam năm 2015 (62,2% GDP) cao hơn gần 11 điểm phần trăm so với năm 2010, ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB), nhận định: Yếu tố chính khiến nợ công tăng cao là do thâm hụt tài khoá lớn và dai dẳng, sự thâm hụt này được bù đắp phần lớn từ nguồn vay nợ trong nước. Mất cân đối tài khóa dồn tích từ nhiều năm đã trở thành vấn đề đáng quan ngại, gây áp lực lên nợ công.

Cấp thiết giảm gánh nặng nợ công

Trước thực trạng trên, các chuyên gia của WB cho rằng, điều chỉnh thâm hụt tài khóa và chi tiêu ngân sách là giải pháp cần thiết để ổn định nợ công của Việt Nam. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 đề ra mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 3% GDP vào năm 2020. Thực hiện mục tiêu này cùng với việc giảm vay bảo lãnh Chính phủ sẽ cho phép giữ nợ công dưới ngưỡng 65% GDP vào năm 2020.

Nhằm giảm gánh nặng nợ công, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế đất nước, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay; tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát, thông tin, báo cáo đối với các dự án được Chính phủ bảo lãnh và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của các dự án bảo lãnh kém hiệu quả. Thủ tướng chỉ đạo: Trong năm 2016, cần xem xét kỹ các dự án ngay từ giai đoạn phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh để hạn chế dần bảo lãnh Chính phủ. Từ năm 2017, tạm dừng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho các dự án mới để đảm bảo an toàn nợ công. Trường hợp đặc biệt cấp thiết, phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cấp bảo lãnh Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ còn giao cho Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phù hợp để đảm bảo công tác cấp bảo lãnh và quản lý bảo lãnh Chính phủ ngày càng hiệu quả, phù hợp với Luật Quản lý nợ công sửa đổi và định hướng của Chính phủ… Theo các chuyên gia kinh tế, đây là một chỉ đạo cần thiết và hợp lýtrong bối cảnh nợ công Việt Nam đang gần sát trần.

Bên cạnh những giải pháp kịp thời, các chuyên gia kinh tế cho rằng, về lâu dài, để nợ công không còn là vấn đề “nóng” của nền kinh tế, Việt Nam phải xây dựng được cơ chế giám sát, quản lý nợ công hiệu quả, trong đó tăng cường vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm toán. Qua thực tế hoạt động kiểm toán năm 2014, KTNN đã chỉ rõ: Bộ Tài chính chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng làm cơ sở để KTNN xác nhận số dư nợ công đến 31/12/2014 tại Báo cáo về các chỉ tiêu giám sát nợ năm 2014. Do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán, góp phần đảm bảo tính minh bạch trong quản lý nợ công nói riêng và NSNN nói chung, cùng với yêu cầu tăng cường năng lực của đội ngũ Kiểm toán viên, các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan cần hoàn thành tốt trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết về quản lý nợ cho KTNN.

ĐỨC THÀNH
Cùng chuyên mục
  • Kế toán quản trị: Công cụ cần thiết trong quản lý, điều hành DN
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Kế toán quản trị (KTQT) là mộtbộ phận cấu thành không thể thiếu trong hệ thống kế toán của DN, phục vụ choquản trị DN. Tuy nhiên, việc áp dụng KTQT tại các DN ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạnchế. Bởi vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề đặt ralà: Làm thế nào để KTQT ngày càng được vận dụng nhiều hơn vào thực tiễn và trởthành công cụ hữu hiệu, cần thiết cho các nhà quản trị DN?
  • Quản lý khối tài sản khổng lồ của DNNN qua cơ quan chuyên trách
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Vừa qua, tại Hà Nội,Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã phối hợp với Ngân hàng thếgiới (WB) tổ chức Hội thảo cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nướcđối với vốn nhà nước tại DN: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam.Đây là dịp để CIEM lấy ý kiến và tiếp thu kinh nghiệm quốc tế cho dự thảo “Nghịđịnh về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhànước” mà cơ quan này đang chủ trì xây dựng.
  • Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu còn nhiều bất cập
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số văn bản nhằm nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóaxuất, nhập khẩu (XNK), tạo thuận lợi tối đa trong thông quan hàng hóa, giảm chiphí cho DN. Tuy nhiên, theo phản ánh của các DN và kết quả khảo sát của cơ quanHải quan, hoạt động này vẫn còn nhiều rào cản, gây khó khăn cho DN.
  • Sau sự cố xả thải của Formosa: Biển miền Trung đã thực sự an toàn?
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sáng 22/8, tại QuảngTrị, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội nghị công bố hiệntrạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, sau sự cố xả thải ra môitrường biển của Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Những thông tinban đầu từ Hội nghị tương đối lạc quan, nhìn chung những báo cáo củacác chuyên gia đưa ra cho thấy một “bức tranh” môi trường biển đang dầnhồi phục. Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn tỏ ra băn khoăn khi cho rằng, kết luậndo Bộ TN&MT công bố còn mang tính chung chung, chưa rõ ràng.
  • Xóa bỏ quy định bất cập trong đầu tư, kinh doanh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn, việc đềxuất và thực hiện sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh được nhiềuchuyên gia đánh giá rằng đây là một sáng kiến cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia rất đáng hoan nghênh.
Giảm sức “nóng” nợ công