Kiểm tra một số địa phương có nhiều bản án hành chính đã có hiệu lực nhưng chưa hoặc chậm thi hành

(BKTO) - Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trực tiếp kiểm tra một số địa phương có nhiều bản án hành chính đã có hiệu lực thi hành nhưng chưa thi hành, chậm thi hành; làm rõ nguyên nhân, kiến nghị xử lý trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân…



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

   

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa có ý kiến chỉ đạo công tác thi hành án hành chính năm 2021.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả theo phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp để chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trực tiếp kiểm tra một số địa phương có nhiều bản án hành chính đã có hiệu lực thi hành nhưng chưa thi hành, chậm thi hành; làm rõ nguyên nhân, kiến nghị xử lý trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và pháp luật khác có liên quan; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Tố tụng hành chính, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 15/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ, có các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục ngay những hạn chế (nhất là trong việc tổ chức thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật) để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TP. HCM, Đắk Lắk, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Phú Yên, Quảng Nam tập trung chỉ đạo, khẩn trương thi hành dứt điểm các bản án hành chính đã có hiệu lực thi hành trên địa bàn trong năm 2022; báo cáo kết quả gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bản án hành chính đã có hiệu lực từ năm 2020 trở về trước thuộc trách nhiệm thi hành của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đến nay chưa được thi hành xong chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, xem xét trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp bản án bị hoãn, tạm đình chỉ thi hành; báo cáo kết quả gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
HỒNG NHUNG
Cùng chuyên mục
  • Đổi mới cách đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
    2 năm trước Pháp luật
    (BKTO) - Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Thông tư hướng dẫn Khoản 6 Điều 3 và Khoản 5 Điều 5 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
  • Đảm bảo phương án tổ chức bàn giao, tiếp nhận người được đặc xá về nơi cư trú an toàn
    2 năm trước Pháp luật
    (BKTO) – Đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2021 được Thiếu tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá, Trưởng Ban Chỉ đạo về đặc xá của Bộ Công an truyền đạt tại Hội nghị trực tuyến đến Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các trại giam thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng để triển khai kế hoạch công bố Quyết định đặc xá năm 2021 và tổ chức bàn giao, tiếp nhận người được đặc xá về nơi cư trú.
  • Nhận hối lộ để bảo kê logo “xe vua”, nhiều cán bộ lĩnh án
    2 năm trước Pháp luật
    (BKTO) - Ngày 20/7, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm 7 bị cáo về tội “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” liên quan đến đường dây bảo kê logo “xe vua”.
  • Xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân ban hành văn bản trái luật
    2 năm trước Pháp luật
    (BKTO) - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến việc ban hành văn bản trái pháp luật.
  • Luật sư xúi giục khách hàng khai sai sự thật bị phạt tới 40 triệu đồng
    3 năm trước Pháp luật
    (BKTO) - Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định cụ thể hành vi và mức phạt vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư, trong đó nêu rõ: Luật sư cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 30-40 triệu đồng.
Kiểm tra một số địa phương có nhiều bản án hành chính đã có hiệu lực nhưng chưa hoặc chậm thi hành