VN-index thủng mốc 670 điểm

(BKTO) - Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm mạnh trong tuần giao dịch vừa qua trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu. Sang phiên đầu tuần mới, thị trường cũng chưa thể hãm đà lao dốc, thủng mốc 670 điểm.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn: internet.

   

VN-Index vẫn đang trong quá trình dò đáy

Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch vừa qua (từ 16-20/3), VN-Index giảm 52,05 điểm (6,8%) xuống 709,73 điểm; trong khi HNX-Index tăng nhẹ 0,405 điểm (0,4%) lên 101,789 điểm.

Thanh khoản suy giảm so với tuần trước đó, nhưng vẫn cao mức trung bình 20 tuần với hơn 4.500 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 21,6% xuống 20.163 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 12,6% xuống 1.382 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX giảm 37,5% xuống 2.595 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 17,8% xuống 315 triệu cổ phiếu.

Với việc thị trường tiếp tục giảm mạnh trong tuần qua thì gần như toàn bộ các nhóm ngành chính đều suy giảm. Các mã vốn hóa lớn thuộc ngành bất động sản giảm mạnh, đặc biệt là cổ phiếu họ Vingroup. Theo đó, VIC giảm 10,8%, VHM giảm 11,4%, VRE giảm 16,6%.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng giảm 7,8% giá trị vốn hóa, với các mã như VCB giảm 13,4%, CTG (9,8%), BID (5,4%), VPB (6,4%), TCB (4,9%), HDB (9,1%), MBB (6,4%), ACB (2,7%)...

Các nhóm ngành khác cũng giảm mạnh như nhóm thực phẩm-đồ uống. Cụ thể, VNM giảm 9,3%, MSN (1,3%), SAB (12,7%).

Đưa ra dự báo về thị trường chứng khoán trong tuần mới, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC nhận định VN-Index vẫn đang trong quá trình dò đáy, tín hiệu hồi phục là chưa rõ ràng.

Tương tự, ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kim Eng cũng cho rằng: Dòng tiền lớn vẫn nằm ngoài thị trường, tâm lý nhà đầu tư tiêu cực, các biện pháp kích cầu chỉ mang tính hỗ trợ, chứng khoán thế giới xấu, các sản phẩm tài chính mạnh như vàng vẫn bị bán tháo trong tâm lý tạo thanh khoản, giữ tiền mặt và nhà đầu tư nước ngoài bán ròng áp đảo thì việc đảo ngược xu hướng vẫn chưa thể bắt đầu.

Đồng quan điểm, ông Trần Đức Anh - Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và chiến lược thị trường, CTCK KB Việt Nam (KBSV) cho rằng: Còn quá sớm để khẳng định thị trường đã chạm đáy bởi những biến động khó lường của tình hình dịch bệnh ở các nước châu Âu cũng như nước Mỹ. Tốc độ lây lan, thời gian kéo dài và mức độ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu vẫn là yếu tố khó đoán định và kịch bản xấu hơn kì vọng vẫn có thể hiện hữu.

Phiên đầu tuần, VN-index thủng mốc 670 điểm.

Đúng như những gì đã dự báo, bước vào phiên đầu tuần 23/3, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể hãm được đà lao dốc. Áp lực bán ồ ạt diễn ra trên diện rộng khiến hàng trăm mã giảm điểm, trong đó có 120 mã giảm sàn, khiến chỉ số VN-Index bốc hơi hơn 40 điểm và thủng mốc 670 điểm.

Cụ thể, chốt phiên sáng, sàn HOSE chỉ có 33 mã tăng và 349 mã giảm (120 mã giảm sàn), VN-Index giảm 42,55 điểm (6%), xuống 667,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 181,64 triệu đơn vị, giá trị 2662,38 tỷ đồng, tăng 58,1% về khối lượng và 55,06% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 17,23 triệu đơn vị, giá trị 537,23 tỷ đồng.

Nhóm VN30 toàn bộ đều giảm sâu, trong đó có tới 19 mã giảm sàn. Đáng kể, gần như toàn bộ dòng bank như VCB, TCB, BID, CTG, VPB, STB, MBB, HDB; bộ 3 cổ phiếu nhà Vingroup là VIC, VHM, VREvà một số mã lớn khác như SAB, HPG, MWG đều xanh mắt mèo. Ngoài ra, GAS, PLX, VNM, FPT cũng ngấp nghé mức giá sàn và có mức giảm trên dưới 6%.

Ở nhóm cổ phiếu nóng, hàng loạt mã quen thuộc như ROS, HQC, DLG, HAG, HHS, DXG, FIT, ASM, TTF... cũng dừng chân tại mức giá thấp nhất và hầu hết đều dư bán sàn.

Về thanh khoản, top 10 mã dẫn đầu hầu hết đều nằm sàn, ngoại trừ FLC đứng thứ 2 với khối lượng khớp gần 11,3 triệu đơn vị và chốt phiên thoát sàn nhưng vẫn giảm sâu khi để mất 6,29% về gần giá sàn 3.280 đồng/CP.

Trên sàn HNX, đà bán mạnh cũng diễn ra trên diện rộng khiến thị trường giảm sâu.Chốt phiên sáng, sàn HNX chỉ có 15 mã tăng và 79 mã giảm (trong đó có 44 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 4,07 điểm (-4%), xuống 97,72 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 40,57 triệu đơn vị, giá trị 364,88 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,76 triệu đơn vị, giá trị 82,3 tỷ đồng.

Thị trường UPCoM cũng không ngoại trừ khi chịu áp lực xả ồ ạt trong phiên sáng nay. Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 1,76 điểm (-3,52%), xuống 48,09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 16,6 triệu đơn vị, giá trị 132,43 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,3 triệu đơn vị, giá trị 4,49 tỷ đồng.
NAM SƠN (tổng hợp)
Cùng chuyên mục
  • Giá sách giáo khoa mới: Đảm bảo lợi ích doanh nghiệp nhưng phù hợp với túi tiền phụ huynh
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thời điểm này, các đơn vị tham gia biên soạn, phát hành sách giáo khoa (SGK) lớp 1 đang hoàn tất việc kê khai giá để công khai đến phụ huynh học sinh cả nước. Tuy nhiên, việc tính toán giá SGK mới nên như thế nào để vừa bảo đảm DN có thể hoạt động, tiếp tục tham gia làm sách, vừa bảo đảm quyền lợi của phụ huynh, học sinh đang là bài toán khó.
  • Doanh nghiệp phải chiến đấu trên 3 mặt trận trong đại dịch Covid-19
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - “Nếu Covid-19 chưa qua mà khủng hoảng kinh tế đã tới thì các DN sẽ hành động, chống đỡ thế nào?” - Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình nêu câu hỏi và đã trả lời: “Chúng ta cần chống đại dịch trên 3 mặt trận: chống dịch, chống suy thoái DN và chống thất nghiệp”.
  • Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp:  Đảm bảo kịp thời, minh bạch và hiệu quả
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Nhiều ngân hàng đang tích cực triển khai gói tín dụng 285.000 tỷ đồng nhằm chia sẻ khó khăn với DN, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để các DN có thể hấp thụ được nguồn vốn hỗ trợ này một cách kịp thời, hiệu quả?
  • Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đảm bảo nhu cầu xuất khẩu
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Năm 2020, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 42 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài đối mặt với dịch bệnh Covid-19, ngành nông nghiệp còn hứng chịu cả các yếu tố cực đoan của thời tiết, hạn hán, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm A/H5N1. Để vượt qua các khó khăn này, ngành nông nghiệp hiện đang phải tìm cơ hội ở các thị trường mới, cũng như tái cơ cấu sản xuất để đảm bảo mục tiêu đề ra.
  • Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Thêm động lực cho phát triển tam nông
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN), Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế cho một số đối tượng thêm 5 năm, từ năm 2021 đến hết ngày 31/12/2025. Với đề xuất này, dự kiến mỗi năm, số thuế SDĐNN được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng.
VN-index thủng mốc 670 điểm