Việt Nam nhập siêu gần 28 tỷ USD từ Trung Quốc trong 9 tháng

(BKTO)- Thâm hụt thương mại của Việt Nam so với Trung Quốc ngày càng nới rộng. Sau 9 tháng, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường này đã vượt con số 27 tỷ USD.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn sưu tầm.

   
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng của cả nước ước đạt 382,72 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đem về 194,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, còn nhập khẩu khoảng 188,42 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Một số thị trường có kim ngạch tăng cao như xuất khẩu sang Nhật Bản 9 tháng tăng 10%, xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 8,1%, xuất khẩu sang ASEAN tăng 4,7% và xuất khẩu sang Nga tăng 13,9%...

Với thị trường Trung Quốc, hết quý 3, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 83,25 tỷ USD, song nhìn tổng thể, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam so với Trung Quốc đang có dấu hiệu nới rộng.

Cụ thể, sau 9 tháng, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 27,75 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã chi ra khoảng 55,5 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, sau 9 tháng, Việt Nam nhập siêu khoảng 27,75 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc, tăng mạnh so với con số hơn 25 tỷ USD được công bố trong 8 tháng đầu năm.

Những mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường này chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện... Trong khi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; hàng nông sản…
NAM SƠN(Theo TTXVN)
Cùng chuyên mục
  • Doanh nghiệp thực phẩm- đồ uống cần thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Ngành thực phẩm và đồ uống là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất và có tổng doanh thu lớn thứ 02 trong số các ngành hàng kinh tế Việt Nam. Theo dự báo, ngành này sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh đến năm 2020 với mức tăng trung bình 10,9%/năm nhờ thu nhập người dân cải thiện và xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị cao hơn sẽ chiếm lĩnh thị hiếu tiêu dùng.
  • Việt Nam tăng bậc nhiều nhất về năng lực cạnh tranh
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu vừa được WEF công bố, Việt Nam đứng thứ 67 trong 141 nền kinh tế năm nay, mức tăng 10 bậc của Việt Nam là nhiều nhất và cũng là duy nhất trên thế giới
  • Doanh nghiệp thực phẩm- đồ uống cần thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngành thực phẩm và đồ uống là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất và có tổng doanh thu lớn thứ 02 trong số các ngành hàng kinh tế Việt Nam. Theo dự báo, ngành này sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh đến năm 2020 với mức tăng trung bình 10,9%/năm nhờ thu nhập người dân cải thiện và xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị cao hơn sẽ chiếm lĩnh thị hiếu tiêu dùng.
  • Hà Nội lập đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp giải ngân vốn đầu tư công
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan này đã lập đường dây nóng để kịp thời trợ giúp doanh nghiệp, chủ đầu tư trong việc giải ngân vốn.
  • Kho bạc nhà nước sắp xếp tinh gọn bộ máy
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngày 8/10, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Trần Thị Huệ cho biết, từ ngày 1/10, hệ thống Kho bạc Nhà nước tiếp tục cắt giảm 128 phòng tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; sáp nhập, cắt giảm 15 Kho bạc Nhà nước cấp huyện và xóa bỏ 48 cấp tổ đội tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Việt Nam nhập siêu gần 28 tỷ USD từ Trung Quốc trong 9 tháng