Thừa Thiên-Huế dẫn đầu về hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2021

(BKTO) - Năm 2021, Thừa Thiên-Huế đứng đầu bảng xếp hạng về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI).



Thông tin trên được đưa ra tại Lễ công bố Báo cáo PAPI năm 2021 do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với một số đơn vị tổ chức ngày 10/5.
                
   

Quang cảnh Lễcông bố Báo cáo PAPI năm 2021.Ảnh: D.THIỆN

   

Báo cáo PAPI phản ánh đánh giá về hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền dựa trên trải nghiệm của người dân. Đây là năm thứ 13 Báo cáo PAPI được UNDP tại Việt Namvà các đối tác xây dựng, công bố, bắt đầu từ năm 2009, với 162.066 lượt người dân đã tham gia điều tra.

Năm 2021, Báo cáo PAPI được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 15.833 người dân tại tất cả 63 tỉnh, thành phố.

Chỉ số PAPI có thang điểm 80 và được đánh giá dựatrên 8 nội dung gồm: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử.

Trong bảng xếp hạng PAPI 2021, Thừa Thiên-Huế dẫn đầu cả nước với điểm số 48,05; Bình Dương đứng vị trí thứ 2 với 47,17 điểm và Thanh Hóa đứng vị tríthứ 3 đạt 47,10 điểm.

Cùng với 3 địa phương trên, 12 tỉnh, thành phố khác cũng ở nhóm có điểm số cao nhất gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu.

Ở chiều ngược lại, các địa phương có điểm số thấp nhất gồm: Điện Biên, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Bình Phước...

Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Hồ Chí Minh đạt điểm số thấp nhất (40,67 điểm). Kết quả này phản ánh phần nào thực tế tác động nặng nề của giãn cách xã hội kéo dài do làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư khiến cho người dân gặp nhiều khó khăn trong việctiếp cận với chính quyền địa phương và sử dụng dịch vụ công ở TP. Hồ Chí Minh.

Cũng theo Báo cáoPAPI 2021, so với kết quả năm 2020, có 30 tỉnh, thành phố đã cải thiện hiệu quả hoạt động trong cung ứng dịch vụ công, quản trị môi trường và quản trị điện tử.

Tuy nhiên, cũng có 30 tỉnh, thành phố có sự sụt giảm về điểm sốở các chỉ số nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân và kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.

Nhiều tỉnh, thành phố trong nhóm dẫn đầu tập trung ở khu vực phía Bắc. Ngược lại, phần lớn các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thuộc nhóm trung bình thấp hoặc thấp nhất.

Chia sẻ tại buổi lễ, bà Caitlin Wiesen - Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết, những phát hiện từ Báo cáo PAPI 2021 có ý nghĩa quan trọng giúp các cấp chính quyền hiểu được tác động của đại dịch Covid-19 tới hiệu quả quản trị công. Điều này sẽ giúp chính quyền các cấpđưa rađượccác kịch bản ứng phó với những thách thức về kinh tế và xã hội tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Bà Cherie Russell - Tham tán về Hợp tác và Phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cũng ghi nhận, điều traPAPI đóng vai trò quan trọng tại Việt Nam, giúp chính quyền các cấp cải thiện việc ra quyết định, hoạch định chính sách và cung cấp dịch vụ công cho người dân dựa trên cơ sở dữ liệu tin cậy về trải nghiệm của người dân.

“Trong bối cảnh Việt Nam đang phấn đấu trở thành nước có thu nhập trung bình cao thì việc chính quyền các cấp hiểu được mong muốn của người dân, kịp thời thay đổi và cải thiện cơ chếchính sách dựa trên các phản hồi của người dân là vô cùng quan trọng” - bà Cherie Russell nhấn mạnh./.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
Thừa Thiên-Huế dẫn đầu về hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2021