Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử

(BKTO) - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) - yêu cầu các đơn vị tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử.



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

   

Dự báo thời gian tới, tình hình hoạt động lợi dụng môi trường thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng không có hóa đơn, chứng từ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, hàng kém chất lượng, hàng hạn chế kinh doanh, hàng kinh doanh có điều kiện, hàng quá hạn sử dụng... sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.

Để chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng trên, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững, tránh thất thu thuế cho Nhà nước, hạn chế tối đa những kẽ hở, không để các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tại Công văn số 3986/VPCP-V.I ngày 28/6, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử và các văn bản liên quan.

Đồng thời, chủ động, nắm chắc diễn biến tình hình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại điện tử (quảng cáo, giới thiệu, chào bán, vận chuyển, giao nhận hàng hóa); đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng trong quá trình thực thi nhiệm vụ; kịp thời phát hiện những bất cập, sơ hở, chồng chéo để thống nhất kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân.

Công bố, công khai rộng rãi số điện thoại, e-mail đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 các cấp, bảo đảm thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ người dân và doanh nghiệp về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.

Có giải pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực thực thi pháp luật về thương mại điện tử cho đội ngũ làm công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thương mại điện tử.

Phó Thủ tướng yêu cầu khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; đồng thời, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.

Phó Thủ tướng giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia theo dõi việc thực hiện và tổng hợp kết quả, báo cáo Trưởng ban; đồng thời, tham mưu Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, trên cơ sở đó đề xuất Trưởng ban tiếp tục chỉ đạo trong thời gian tới./.
HỒNG NHUNG
Cùng chuyên mục
  • Phấn đấu khởi công đoạn Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc trong quý II/2023
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Đây là yêu cầu trong Thông báo số 184/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về rà soát tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư và Dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
  • Nhiều "rào cản" hạn chế doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường Halal
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Việt Nam có nhiều tiềm năng và năng lực tham gia vào thị trường Halal (các sản phẩm phục vụ thị trường Hồi giáo), song khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp (DN) Việt còn khá hạn chế. Do đó, cần nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường Halal của DN Việt.
  • Công bố Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022 vừa được Vietnam Report công bố ngày 29/6 với vị trí quán quân thuộc về Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam. Cùng nằm trong Top 3 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín còn có Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
  • Triển khai thu phí điện tử đồng bộ trên toàn quốc kể từ ngày 01/8
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Giao thông vận tải và các địa phương tập trung chỉ đạo các nhà đầu tư hoàn thành lắp đặt các làn thu phí còn lại trước ngày 31/7 để triển khai thu phí điện tử đồng bộ trên toàn quốc kể từ ngày 01/8.
  • Đoàn Thanh niên Dầu khí thể hiện khát vọng, bản lĩnh, sáng tạo của tuổi trẻ
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Các công trình, phần việc mà Đoàn Thanh niên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (Petrovietnam) đảm nhận trong nhiệm kỳ 2017-2022 đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động Đoàn… Trong nhiệm kỳ mới 2022-2027, tuổi trẻ Dầu khí sẽ nỗ lực thể hiện sự đoàn kết, tiên phong, bản lĩnh, sáng tạo, góp sức xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).
Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử