Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2022

(BKTO) - Chiều 08/8, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp giao ban điều hành sản xuất, kinh doanh với các đơn vị về kết quả hoạt động tháng 7 và 7 tháng đầu năm, đồng thời dự báo, cập nhật giải pháp trong tháng 8 và những tháng còn lại của năm 2022.



                
   

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì cuộc họp giao ban. Ảnh: PVN

   

Trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, tình hình kinh tế, chính trị thế giới có rất nhiều biến động, lãi suất liên tiếp được nâng lên, lạm phát ở tất cả các khu vực gia tăng, chi phí tăng mạnh, mặt bằng giá cả đầu vào tăng cao, chuỗi cung ứng khó khăn, biên lợi nhuận của doanh nghiệp bị thu hẹp.

Những dữ liệu kinh tế vĩ mô thế giới cho thấy dấu hiệu suy thoái ngày càng rõ nét. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại trong bối cảnh triển vọng ảm đạm và chỉ số niềm tin kinh doanh giảm.

Trong báo cáo cập nhật “Triển vọng kinh tế thế giới” ngày 26/7, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống 3,2%, so với mức dự báo 3,6% được đưa ra hồi tháng 4. IMF cũng dự báo tỷ lệ lạm phát của các nền kinh tế phát triển là 6,6% trong năm 2022, tăng so với mức dự đoán 5,7% trước đó.

Theo JPMorgan, Chỉ số sản xuất toàn cầu (PMI) tháng 7 giảm mạnh, từ mức 52,2 của tháng 6/2022 xuống 51,1 - mức thấp nhất trong hai năm qua. Kết quả này cho thấy sản xuất có dấu hiệu thu hẹp, nhu cầu tiêu thụ sụt giảm.

Đặc biệt, trong tháng 7 giá dầu thô giảm mạnh, diễn biến phức tạp và đang trên đà tiếp tục suy giảm. Giá dầu Brent bình quân tháng 7 giảm 9% so với trung bình tháng 6.

Đầu tháng 8, giá dầu tiếp tục diễn biến giảm và đã xuống mức thấp nhất kể từ trước khi xảy ra cuộc chiến tranh Nga - Ukraine. Giá bình quân các mặt hàng xăng dầu tháng 7 cũng giảm từ 13-22% so với trung bình tháng 6/2022.

Không chỉ với xăng dầu, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác của Petrovietnam đều bị ảnh hưởng. Huy động điện khí vẫn ở mức thấp so với kế hoạch, dự kiến trong những tháng tới nhu cầu khí cho phát điện có thể thấp hơn do vào mùa mưa sẽ ưu tiên huy động thủy điện. Giá phân bón đang trong xu hướng giảm, giao dịch chậm, thị trường đang trở lại tình trạng dư cung…

Ứng phó với khó khăn bằng những giải pháp quản trị, điều hành hiệu quả, linh hoạt, đặc biệt là quản trị biến động, phát huy hiệu quả chuỗi giá trị toàn ngành được triển khai quyết liệt, xuyên suốt những năm qua đã giúp Petrovietnam dự báo chính xác, phản ứng kịp thời, linh hoạt trước những biến động.

Hơn nữa, Petrovietnam còn tận dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực trong chuỗi giá trị để giảm thiểu thiệt hại từ các tác động tiêu cực, tận dụng tốt cơ hội thị trường, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, thông suốt, đạt hiệu quả cao.

Sản lượng khai thác dầu thô tháng 7 của Petrovietnam đạt 0,9 triệu tấn, vượt 19% kế hoạch tháng 7. Tính chung 7 tháng đạt 6,38 triệu tấn, vượt 22% kế hoạch 7 tháng và bằng 73% kế hoạch năm 2022.

Cùng với đó, sản xuất xăng dầu 7 tháng vượt 8% kế hoạch, sản xuất đạm vượt 9% kế hoạch. Sản xuất, cung ứng khí, điện, các sản phẩm năng lượng khác đều ở mức cao, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.

Các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn duy trì tích cực, giữ đà tăng trưởng cao. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 547,7 nghìn tỷ đồng, vượt 64% kế hoạch 7 tháng, đạt 98% kế hoạch năm và tăng 56% so với cùng kỳ 2021.

Nộp ngân sách toàn Tập đoàn 7 tháng ước đạt 79,6 nghìn tỷ đồng, vượt 74% kế hoạch 7 tháng, vượt 23% kế hoạch năm 2022 và tăng 47% so với cùng kỳ 2021.

Trong tháng 7, các hoạt động điều hành sản xuất, kinh doanh, đầu tư được Petrovietnam triển khai quyết liệt, kịp thời. Tập đoàn đã ban hành chỉ thị về bám sát thị trường, tăng cường công tác an ninh, an toàn trong thời gian còn lại của năm 2022.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đánh giá cao kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của toàn Tập đoàn trong 7 tháng đầu năm, đồng thời ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của toàn hệ thống trong bối cảnh nhiều khó khăn, biến động.

Đánh giá tình hình trước mắt sẽ còn rất nhiều khó khăn, Tổng Giám đốc Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị tiếp tục bám sát thay đổi thị trường, kinh tế vĩ mô, dự báo và nắm bắt cơ hội, tập trung quản trị biến động, cập nhật kế hoạch, kiểm soát rủi ro, giữ vững mục tiêu sản xuất, kinh doanh, đảm bảo hoàn thành cao nhất kế hoạch đề ra./.

PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Ngày 09/8, số mắc Covid-19 tăng vọt lên 2.340 ca
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bản tin Phòng, chống dịch Covid-19 ngày 09/8 của Bộ Y tế cho biết, trong 24 giờ qua đã ghi nhận 2.340 ca mắc Covid-19 mới, tăng hơn 600 ca so với hôm qua và cũng là ngày có số ca Covid-19 mới cao nhất trong gần 90 ngày qua.
  • Vinamilk: Doanh thu quý II/2022 đạt hơn 14.930 tỷ đồng, biên lợi nhuận hồi phục
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk – HoSE: VNM) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm. Theo đó, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vinamilk lần lượt đạt 14.930 tỷ đồng và 2.102 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu đạt 28.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 4.386 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 45,1% và 44,9% kế hoạch năm.
  • Doanh nghiệp du lịch phục hồi ấn tượng, song vẫn cần được tiếp sức
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Kinh doanh du lịch đang khởi sắc, nhiều doanh nghiệp (DN) lữ hành được lập mới hoặc tham gia trở lại thị trường là những tín hiệu tốt hứa hẹn khả năng tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch, từ đó góp phần quan trọng vào kết quả phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch. Để đạt được mục tiêu này, theo các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước cần có thêm giải pháp hỗ trợ DN, các DN cũng cần nỗ lực hơn nữa để vượt qua thách thức, chuyển hóa cơ hội thành kết quả.
  • Học sinh lớp 1 được tựu trường sớm nhất trong các lớp
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Theo Khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành, thời gian tổ chức khai giảng năm học mới là vào ngày 05/9/2022.
  • WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,5% năm 2022
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022.
Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2022