Nhóm giáo dục tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2022

(BKTO) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, chủ yếu do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023. So với tháng 12/2021, CPI tháng 9 tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94%.



                
   

Nhóm giáo dục tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2022.
   Ảnh minh họa: TTXVN

   

Trong mức tăng 0,4% của CPI tháng 9/2022 so với tháng trước, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất với 5,84%, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 6,48% do thời gian miễn, giảm học phí trong đại dịch tại nhiều địa phương đã kết thúc, đồng thời một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí...

Bên cạnh đó, việc bước vào năm học mới khiến nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 1,41%; giá vở, giấy viết các loại tăng 0,92%; bút viết các loại tăng 0,9% so với tháng trước.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,94%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,18%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,16%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14%.

Còn 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm giao thông giảm 2,23%, góp phần giảm CPI chung 0,22 điểm phần trăm, do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, giao thông tăng 10,22%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,65%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,45%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,83%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,42%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,03%; giáo dục tăng 1,84%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,44%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17%.

CPI bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2,73% so với bình quân cùng kỳ năm 2021. CPI 9 tháng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là do giá xăng dầu trong nước tăng 41,07% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI chung tăng 1,48 điểm phần trăm); giá gas tăng 18,75% (làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm).

Bên cạnh đó, giá ăn uống ngoài gia đình tăng 4,38% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm) do dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng.

Đồng thời, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 9 tháng tăng 7,88% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm.

Ngoài ra, giá các mặt hàng thực phẩm tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm); giá gạo tăng 1,14% (làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm).

Tổng cục Thống kê cũng chỉ rõ một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 9 tháng qua là giá dịch vụ giáo dục giảm 1,88%, làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm; giá bưu chính viễn thông giảm 0,42% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Đáng chú ý, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Lạm phát cơ bản tháng 9/2022 tăng 0,47% so với tháng trước, tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,88% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,73%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu./.
PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Cần hỗ trợ sinh kế tốt hơn cho người khuyết tật
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, đảm bảo an sinh cho người khuyết tật (NKT). Tuy nhiên, NKT vẫn cần thêm các chính sách hỗ trợ để đảm bảo sinh kế bền vững hơn.
  • Phát huy phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại Công ty Dịch vụ Khí – đơn vị chủ trì về công tác bảo dưỡng sửa chữa (BDSC) các thiết bị trên công trình khí thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất luôn được lãnh đạo Công ty quan tâm và chỉ đạo sát sao, đạt được hiệu quả cao, làm lợi hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
  • Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đã đạt 558,52 tỷ USD
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tháng 9/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 58,74 tỷ USD, giảm 11% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.
  • Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tăng 9,63%
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2022 ước tính tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước.
  • GDP quý III/2022 tăng trưởng 13,67%
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - 13,67% là mức tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 so với cùng kỳ năm trước. Lý giải nguyên nhân, Tổng cục Thống kê cho rằng, do quý III/2021 là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn tình hình hiện nay đã thuận lợi hơn rất nhiều.
Nhóm giáo dục tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2022