Nhập khẩu hơn 78 tỷ USD, gần 29% hàng Trung Quốc

(BKTO) - Theo Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 78,08 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3%. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất.



                
   

Biểu đồ: T.Bình

   

80,1% kim ngạch nhập khẩu từ châu Á

Theo thông tin cập nhật của Tổng cục Hải quan, xét về quy mô kim ngạch, châu Á đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.

4 tháng đầu năm trao đổi thương mại của Việt Nam với thị trường châu Á đạt 103,61 tỷ USD, dù giảm nhẹ 0,4 % so với cùng kỳ năm 2019 những vẫn chiếm tỷ 65,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Trong đó, trị giá xuất khẩu là 41,03 tỷ USD, tăng 1,5% và trị giá nhập khẩu là 62,58 tỷ USD, giảm 1,7%.

Đáng chú ý, dù hầu hết thị trường chủ lực có sự sụt giảm nhưng châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lên đến 80,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Trong đó, một số thị trường lớn ở châu lục này như Trung Quốc đạt 22,38 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 28,7% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Nhật Bản đạt 14,42 tỷ USD, giảm 4,6%, chiếm 18,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước; các thị trường thuộc ASEAN đạt 9,54 tỷ USD, giảm mạnh 11,2% và chiếm tỷ trọng 12,2%.

Trong các thị trường lớn ở châu Á, Hàn Quốc là đối tác hiếm hoi có kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng dương và ở mức khá cao 2 con số.

Cụ thể, 4 tháng đầu năm, cả nước chi 6,48 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia Đông Á này, tăng 11,8% so với cùng kỳ 2019 và chiếm 8,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ hay EU cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Trong đó thị trường Mỹ đạt 4,76 tỷ USD, tăng 10,5%; EU đạt 4,81 tỷ USD, tăng 9,2%...

Nhập khẩu máy vi tính tăng tỷ USD

Trong bối cảnh sụt giảm chung, nhiều nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng chậm, thậm chí tăng trưởng âm.

Nhóm hàng duy nhất có kim ngạch tăng thêm tỷ USD trong 4 tháng đầu năm là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Đây cũng là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 17,6 tỷ USD, tăng 11,5% (tương ứng tăng 1,81 tỷ USD) so với cùng kỳ 2019.

Đặc biệt, doanh nghiệp FDI chiếm 14,7 tỷ USD, tương đương 84% trong tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàn Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất của Việt Nam với trị giá 5,44 tỷ USD, giảm 6,1%.

Tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc với 3,9 tỷ USD, giảm 1%; thị trường Đài Loan với 2,04 tỷ USD, tăng mạnh 33,4%; Mỹ với 1,55 tỷ USD, tăng 14,8%...

Một số mặt hàng nhập khẩu có sự tăng trưởng đáng chú ý khác như: Dầu thô tăng 440 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 256 triệu USD…

Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận nhiều nhóm hàng nhập khẩu chủ lực có sự sụt giảm kim ngạch lên đến hàng trăm triệu USD.

Trong đó, nhóm hàng có kim ngạch giảm nhiều nhất là xăng dầu. 4 tháng đầu năm tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 2,4 triệu tấn, giảm 22,7%, trị giá là 1,12 tỷ USD, giảm tới 41,7% (tương đương 800 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái.

Những tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Hàn Quốc với 598 nghìn tấn, giảm 8,5%; Malaysia với 532 nghìn tấn, giảm 40,7%; Singapore với 498 nghìn tấn, giảm 35,2%…

Ô tô nguyên chiếc các loại cũng là nhóm hàng giảm mạnh khi sản lượng chỉ đạt 31.586 chiếc, giảm 36,2%, kim ngạch đạt 689,3 triệu USD, giảm giảm 430 triệu USD (tương đương giảm 38,4%).

Ngoài ra, sắt thép các loại giảm 405 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 290 triệu USD…

Đáng chú ý, những nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh là những nhóm hàng có đóng góp lớn về thu ngân sách của ngành Hải quan.
Theo haiquanonline.com.vn
Cùng chuyên mục
  • Để ngân hàng tiếp tục là “bệ đỡ” cho nền kinh tế
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tính đến ngày 08/5, toàn hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 215.000 khách hàng với dư nợ trên 130.000 tỷ đồng; miễn, giảm và hạ lãi suất cho khoảng 260.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng... Đây là minh chứng cho những nỗ lực của ngành ngân hàng nhằm hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, để ngân hàng tiếp tục là “bệ đỡ” cho nền kinh tế, các nhà băng cũng cần được trợ giúp.
  • Ngành thuế tìm cách bù đắp hụt thu ngân sách
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tháng 4/2020, một số nguồn thu lớn có tốc độ giảm nhanh, hầu hết địa phương đều đạt thấp cả về tiến độ và tốc độ thu ngân sách. Để hỗ trợ người nộp thuế khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn thu cho NSNN, ngành thuế sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bù đắp hụt thu do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
  • Nhận rõ những thách thức khi tham gia Hiệp định EVFTA
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới. Theo đánh giá, tham gia EVFTA, bên cạnh những tác động tích cực đến chính trị, kinh tế của Việt Nam, còn có nhiều thách thức, khó khăn cần được phân tích, nhìn nhận thấu đáo để có giải pháp ứng phó hiệu quả.
  • Viện Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Đại học Mỏ - Địa chất
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 15/5/2020, tại Hà Nội, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) và Đại học Mỏ - Địa chất (HUMG) đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện trong nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển khoa học công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn lực... TS. Nguyễn Anh Đức - Viện trưởng VPI và GS.TS. Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng HUMG đã đại diện hai bên ký kết thỏa thuận quan trọng này.
  • Vinamilk - một trong những nhà tuyển dụng  hấp dẫn nhất với thế hệ trẻ
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) Theo kết quả khảo sát mới đây do Công ty Tư vấn các giải pháp Nguồn Nhân Lực và Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Anphabe công bố, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã được bình chọn là 1 trong 50 Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất đối với sinh viên Việt Nam năm 2020.
Nhập khẩu hơn 78 tỷ USD, gần 29% hàng Trung Quốc