Nhận thức đúng về văn hóa để phát triển đất nước bền vững

(BKTO) - Hướng đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 (dự kiến diễn ra ngày 24/11) – sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng được Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo thực hiện nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã có những trao đổi với báo chí về một số nội dung trọng tâm, kỳ vọng vào hội nghị sắp diễn ra.



"Hội nghị Diên Hồng" của toàn ngành văn hóa, của quốc dân

Ngày 24/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất với sự tham gia của hơn 200 nhà hoạt động văn hoá đại diện cho phong trào văn hoá toàn quốc thời bấy giờ. 75 năm sau đó, cũng vào ngày 24/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Đây được xem là một ngày hội lớn, một "Hội nghị Diên Hồng" của toàn ngành văn hóa, của cả nước.

Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc, mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước.
                
   

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

   

Năm 2021 là năm đất nước ta có rất nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030. Đại hội Đảng khóa XIII đã hoạch định đường lối phát triển của cách mạng Việt Nam đến năm 2030 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, năm 2045 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Theo đó, Đảng đặt ra mục tiêu đến lúc đó nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển.

Năm 2021 cũng đánh dấu 35 năm công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, đây là năm mà tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế có những biến động, khó khăn và thuận lợi đan xen. Đại dịch Covid-19 nhất là đợt bùng phát dịch thứ 4 đã gây ra cho đất nước ta nhiều thiệt hại rất lớn, ngành văn hóa bị ảnh hưởng nặng nề.

Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của Đảng, từ lời hiệu triệu của Tổng Bí thư, đến Nghị quyết Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV, các chương trình hành động cụ thể của Chính phủ cùng sự đồng lòng, đồng sức của nhân dân, đến thời điểm này chúng ta đã từng bước kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước vào giai đoạn thích ứng an toàn, kiểm soát linh hoạt hiệu quả dịch bệnh. Chúng ta đang có cơ hội làm tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo tốt hơn đời sống văn hóa.

Diễn ra vào thời điểm quan trọng của đất nước, vì vậy, Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 chính là sự kiện mang tính chất lịch sử. Hội nghị không dành riêng cho văn hóa, mà lấy văn hóa để thực hiện lần lượt các nhiệm vụ của Đảng.

Đảm bảo văn hóa trong xây dựng con người và phát triển kinh tế - xã hội

Như tiêu đề của Hội nghị là Hội nghị Văn hóa toàn quốc để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về lĩnh vực văn hóa, ở đây chúng ta thấy sự quan tâm rất lớn của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về văn hóa.

Sự quan tâm đó có cơ sở lý luận, thực tiễn. Các văn kiện của Đảng đều khẳng định, phải đặt văn hóa ngang tầm chính trị, kinh tế, coi văn hóa là động lực tinh thần của sự phát triển, là một trong bốn trụ cột.
                
   

Một buổi trao đổi chuyên môn của Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội tại đình Kim Ngân (Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Ảnh: N.LỘC

   

Chính vì vậy, quy mô của Hội nghị được tổ chức khá lớn. Ngoài việc tổ chức tại Hội trường Diên Hồng với số lượng gần 600 đại biểu gồm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, văn nghệ sĩ, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội nghị còn nối với các điểm cầu ở các địa phương trên cả nước.
         
Trọng tâm xuyên suốt của Hội nghị là dẫn luận, hệ thống lại các quan điểm của Đảng, tư tưởng của Bác Hồ về văn hóa. Đây cũng là cơ hội để nhìn lại sâu sắc hơn 35 năm dưới sự đổi mới của Đảng, lĩnh vực văn hóa đã đạt được những thành tựu, khó khăn và tồn tại yếu kém gì để rút ra được những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
Chỉ khi nhận thức đầy đủ, có hệ thống, được nâng tầm nhận thức, cán bộ, đảng viên mới có thể thực hiện văn hóa đúng đường lối quan điểm của Đảng, không đi chệch hướng và phát huy được đầy đủ nội hàm, xây dựng nền văn hóa chúng ta đang hướng đến. Đó là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chúng ta cần chủ động để khắc phục tác động của văn hóa ngoại lai, ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình, diễn biến văn hóa. Khi chúng ta có một nhận thức đúng sẽ có một hành động đẹp.

Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc, chúng ta phải xác lập xây dựng hệ sinh thái văn hóa, bao trùm xuyên suốt, xây dựng môi trường văn hóa. Vì vậy, chúng ta phải tiếp cận chọn việc, chọn điểm, chọn lĩnh vực, ưu tiên trong vấn đề văn hóa DN, nhân dân.

Khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta coi DN là trái tim của nền kinh tế. Vậy phải xây dựng môi trường này như thế nào để đảm bảo hàm lượng văn hóa trong kinh tế và kinh tế trong văn hóa.

Đặc biệt, sau Hội nghị, chúng ta phải tập trung thực hành để triển khai hệ giá trị con người Việt Nam mà Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra. Đó là con người Việt Nam yêu nước, trọng lẽ phải, giàu tình thương, sáng tạo và có khát vọng xây dựng đất nước.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong bối cảnh đại dịch
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến trẻ em và thanh thiếu niên, các Bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức cần quan tâm hơn và có hành động cụ thể để nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ em…
  • Tìm giải pháp tài chính, ngân sách để phục hồi, phát triển kinh tế
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021 với chủ đề “Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021-2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam” vừa được Bộ Tài chính tổ chức với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ). Đây là Diễn đàn thường niên do Bộ Tài chính tổ chức từ năm 2017.
  • Đưa du lịch nông thôn vào Chương trình xây dựng nông thôn mới
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan để đưa nội dung phát triển du lịch nông thôn vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
  • Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1911/QĐ-TTg về việc thực hiện kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
  • Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt 18 tỷ USD vào năm 2025
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 15/11, Kỳ họp lần thứ 6 của Ủy ban hợp tác về kinh tế, khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Malaysia đã diễn ra theo hình thức trực tuyến dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah. Tại cuộc họp, hai Bộ trưởng khẳng định sẽ phấn đấu đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt mục tiêu 18 tỷ USD vào năm 2025.
Nhận thức đúng về văn hóa để phát triển đất nước bền vững