Ngược đãi người giúp việc bị phạt tiền đến 75 triệu đồng
Thứ Sáu, 21/01/2022 15:40:00
(BKTO) - Người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 50-75 triệu đồng.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN |
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trong lĩnh vực lao động, Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình.
Theo đó, phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình; không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định.
Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình; không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 50-75 triệu đồng.
Nghị định cũng quy định mức phạt đối với vi phạm quy định về lao động chưa thành niên.
Cụ thể, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó.
Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần trong 6 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động; sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.
Phạt tiền từ 50-75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động.
Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.
Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự./.
HỒNG NHUNG
- TAG
- BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tin cùng chuyên mục
-
Nam A Bank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ, đạt hơn 6.500 tỷ đồng
-
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại 05 tỉnh, thành phố
-
Ngày 28/5, ghi nhận 1.114 ca nhiễm Covid-19 mới, tại 44 tỉnh, thành phố
-
Giải chạy BIDVRUN đóng góp hơn 8 tỷ đồng xây nhà tránh lũ
-
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 5 tháng giảm so với cùng kỳ năm 2021
-
Giàn nén khí mỏ Rồng chinh phục mốc sản lượng mới
-
Tỷ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam giảm dần qua các năm
-
Thu hút dòng vốn đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu
-
4 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 74 nghìn lao động
-
Hỗ trợ lãi suất 2% đúng đối tượng và mục đích
Đọc nhiều nhất
-
Nam A Bank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ, đạt hơn 6.500 tỷ đồng
-
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại 05 tỉnh, thành phố
-
Nỗ lực phát triển ngành công nghiệp thăm dò, khai thác dầu khí vững mạnh
-
TP. Cần Thơ cần tiếp tục quan tâm chăm lo cho người có công với cách mạng
-
Phấn đấu kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đạt 150 tỷ USD vào năm 2025
-
Tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn, nghỉ cho thí sinh ở tất cả các Điểm thi
-
Đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
-
Việt Nam đề nghị Intel hỗ trợ phát triển hệ sinh thái số, hệ sinh thái khởi nghiệp
-
Ngày 28/5, ghi nhận 1.114 ca nhiễm Covid-19 mới, tại 44 tỉnh, thành phố
-
Giải chạy BIDVRUN đóng góp hơn 8 tỷ đồng xây nhà tránh lũ