Năng suất lao động tăng, vẫn thua kém nhiều nước ASEAN

(BKTO) - Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, trên bảng xếp hạng, NSLĐ của Việt Nam vẫn kém, thậm chí có dấu hiệu chênh lệch ngày càng lớn so với các nước trong khu vực.



Tính chung giai đoạn 10 năm 2008- 2018, NSLĐ theo sức mua tương đương năm 2011 của Việt Nam tăng trung bình 4%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore (0,9%/năm), Malaysia (1,1%/năm), Thái Lan (2,6%/năm), Philippines (3,3%/năm), Indonesia (3,4%/năm). Tuy nhiên, chênh lệch về mức NSLĐ giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng, điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.
                
   

Việt Nam có mức tăng NSLĐ nhanh, song chênh lệch với các nước ASEAN vẫn ngày càng được nới rộng -Ảnh: Internet

   

Trước đó, tại tọa đàm "Nâng cao năng suất lao động- nhân tố cốt lõi xây dựng năng lực cạnh tranh" do Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC), trường Đại học Ngoại thương tổ chức, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại, với khoảng 80% dân số trong độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động hàng năm, NSLĐ thấp sẽ là một rào cản lớn cho nền kinh tế Việt Nam, khi thực hiện chuyển đổi mô hình từ tăng trưởng theo chiều rộng sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu.

Trong đó, chất lượng lao động có sự chênh lệch rõ nhất giữa khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành thị, lao động được đào tạo chiếm 36,3%, trong khi ở nông thôn chỉ có 12,6%. Đây chính là rào cản lớn cho việc cải thiện NSLĐ.

Các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất "động lực" hay "huyết mạch" của nền kinh tế như tài chính, tín dụng còn chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm từ 55,1% xuống còn 44,0%, tương ứng với 23,5 triệu người đang làm việc trong khu vực này, nhưng đây vẫn là con số khá cao so với các nước trong khu vực.
                
   

Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao; phương thức canh tác thô sơ là nguyên nhân đưa đến NSLĐ thấp - Ảnh: Vũ Loan

   

Điều đáng nói, phần lớn lao động làm việc ở lĩnh vực nông, lâm và thủy sản là lao động giản đơn, có tính thời vụ, việc làm không ổn định, nên giá trị gia tăng tạo ra thấp, dẫn đến NSLĐ thấp.

Theo các chuyên gia, tiềm năng của Việt Nam còn rất lớn, Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, song làm sao tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, từ đó mới có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến.

Theo đó, nhiều giải pháp đã được đề xuất nhằm nâng cao NSLĐ như: Tăng cường hoạt động đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; đẩy mạnh đào tạo nghề, giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng vào phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao...

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Đưa Mini bus vào hoạt động:  Cần thiết, nhưng phải có cơ chế phù hợp
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, việc phát triển Mini bus (xe buýt nhỏ từ 10 - 16 chỗ ngồi) là một trong những giải pháp cần thiết trong tương lai nhằm hỗ trợ phát triển hệ thống giao thông công cộng, giúp giải bài toán ùn tắc giao thông hiện nay tại các đô thị lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, để loại hình vận tải này phát huy hiệu quả, cần có khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc trước khi đưa vào hoạt động.
  • Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia:  Nhiệt điện than vẫn giữ vai trò quan trọng
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong giai đoạn tới, nhiệt điện than sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn phát điện này lại đang vấp phải rất nhiều ý kiến lo ngại, thậm chí bị phản đối vì ô nhiễm môi trường.
  • Kiểm soát tăng trưởng tín dụng:  “Điểm sáng” trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2018
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Cùng với tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ tăng trưởng cao, lãi suất tăng nhẹ, việc kiểm soát chặt chẽ và giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây được đánh giá là một trong những điểm tích cực nhất trong công tác điều hành chính sách tiền tệ năm 2018 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
  • Ngành vận tải và logistics giàu tiềm năng tăng trưởng
    5 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Các doanh nghiệp trong ngành vận tải, logistics Việt Nam đang thể hiện niềm tin vững chắc vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường logistics trong những năm tới. Có tới hơn 73% doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report vào tháng 12/2018 cho rằng, toàn ngành vận tải và logistics Việt Nam sẽ đạt mức “Tăng trưởng trên hai con số” trong năm 2019, chỉ có gần 27% dự đoán đạt mức tăng trưởng dưới 10% và không doanh nghiệp nào dự báo “Không thay đổi” hay “Xấu hơn năm 2018”.
  • Công bố 10 công ty uy tín ngành Vận tải và Logistics năm 2018
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 28/12, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Vận tải và Logistics năm 2018.
Năng suất lao động tăng, vẫn thua kém nhiều nước ASEAN