Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

(BKTO) - Ngày 07/9, Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2022 diễn ra theo hình thức trực tuyến với chủ đề “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ thông qua mô hình kinh tế sinh học, tuần hoàn, xanh”.



                
   

Phiên thảo luận Đối thoại chính sách cấp cao với chủ đề “Đảm bảo trao quyền kinh tế cho phụ nữ” tại Diễn đàn. Ảnh:molisa.gov.vn

   

Tham gia Diễn đàn có các bộ trưởng/trưởng đoàn và các quan chức cao cấp của 20 nền kinh tế thành viên APEC.

Thay mặt Đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Thị Hà khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng việc thúc đẩy bình đẳng giới, tăng quyền năng và vai trò, sự đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, thực tiễn đại dịch Covid 19 đã mang lại nhiều khó khăn, thách thức và đặt ra nhiều vấn đề mới trong lĩnh vực lao động việc làm. Có những việc làm bị mất đi, song cũng có không ít cơ hội mới được tạo ra.

Đặc biệt, nền kinh tế sinh học, tuần hoàn, xanh giúp phụ nữ có thêm các hình thái việc làm mới và triển vọng kinh doanh mới trên cơ sở ứng dụng các nền tảng công nghệ và sáng tạo.

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xanh, bền vững và bao trùm, phụ nữ và trẻ em gái vẫn dễ bị tổn thương hơn và đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Vì vậy, Việt Nam kêu gọi các nền kinh tế thành viên APEC tiếp tục duy trì đà hợp tác, nâng cao vai trò của APEC, thúc đẩy triển khai các sáng kiến, dự án về hợp tác công tư, chính sách, dự án phát triển, đào tạo và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt về số hóa và tăng trưởng xanh.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng hợp tác chặt chẽ cùng các nền kinh tế thành viên thúc đẩy các sáng kiến, dự án về nâng cao quyền năng của phụ nữ cũng như vai trò của nhóm yếu thế, triển khai hiệu quả Tầm nhìn Putrajaya đến năm 2040 mà các nhà lãnh đạo APEC đã đề ra.

Tại Phiên thảo luận Đối thoại chính sách cấp cao với chủ đề “Đảm bảo trao quyền kinh tế cho phụ nữ”, đại diện các nền kinh tế tập trung thảo luận làm thế nào để việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ thông qua các mô hình sinh học, tuần hoàn, xanh, góp phần hỗ trợ cho đời sống và kinh tế phát triển toàn diện, công bằng, bền vững và hình thành khả năng chống chịu các cú sốc trong tương lai./.
         
Hơn 2 thập kỷ qua, APEC đã và đang thúc đẩy khả năng hội nhập kinh tế của phụ nữ trong khu vực. Năm 2011, các nhà lãnh đạo APEC hoan nghênh Tuyên bố San Francisco về Phụ nữ và Kinh tế, trong đó khuyến khích các nền kinh tế triển khai các hành động cụ thể để hiện thực hóa tiềm năng đầy đủ của phụ nữ.Năm 2019, “Phụ nữ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng trưởng bao trùm” được Chile xác định là những ưu tiên nhằm tạo động lực mới cho nỗ lực của khu vực. Lộ trình này được thông qua nhằm đưa ra định hướng cụ thể và tạo xúc tác cho các hành động chính sách xuyên suốt APEC để thúc đẩy sự phát triển kinh tế bao trùm hơn, cũng như tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Tăng trưởng tín dụng Hỗ trợ các mục tiêu lớn nhưng vẫn kiểm soát rủi ro
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Nền kinh tế vẫn đang rất cần nguồn vốn để phục hồi tăng trưởng nhưng lại phải đối mặt với nguy cơ lạm phát. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ tiếp tục điều hành tín dụng một cách linh hoạt, hướng dòng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo hỗ trợ các mục tiêu lớn nhưng vẫn cần kiểm soát rủi ro.
  • Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, do nông dân gặp khó khăn về vốn và sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ... nên quá trình cơ giới hóa diễn ra còn khá chậm, gây lãng phí, thất thoát trong khâu chế biến, thu hoạch, bảo quản. Vì vậy, để cơ giới hóa nông nghiệp phát triển hơn nữa, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
  • Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh room tín dụng cho một số nhà băng
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Đến ngày 26/8/2022, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) có đề nghị và gửi thông báo tới các TCTD này.
  • Cần có kế hoạch dài hơi đối với các dự án giao thông do Hà Nội đầu tư
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Đây là yêu cầu của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc với Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội (Ban QLDA) về tình hình thực hiện nhiệm vụ 8 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 4 tháng cuối năm 2022
  • Hải Dương: Hướng tới phát triển hài hòa, bền vững kinh tế - xã hội
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Tỉnh Hải Dương có vị trí quan trọng, chiến lược, là trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; nơi giao lưu kinh tế - xã hội (KT-XH) giữa các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Do đó, sự phát triển của tỉnh có vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp và tạo sự lan tỏa đến các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây cũng chính là động lực để tỉnh đề ra những mục tiêu phát triển KT-XH cao hơn trong giai đoạn tới.
Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ