NĂM 2016 ĐỘNG LỰC VÀ KỲ VỌNG MỚI

TS.Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia Kinh tế




Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong

Năm 2015, GDP của Việt Nam tăng cao nhất trong 8 năm qua và tăng liên tục suốt 3 năm với mức tăng trong mỗi năm quý sau luôn cao hơn quý trước; chỉ số CPI tăng thấp nhất trong 14 năm gần đây và tổng vốn đầu tư xã hội dù tăng 12%, nhưng tỷ lệ đầu tư xã hội/GDP vẫn thấp hơn, đồng thời, giảm một nửa tổng nợ xấu và giảm hơn 60% tồn kho bất động sản so với năm 2011. Việt Nam đang có sự cải thiện về xếp hạng chỉ số Môi trường kinh doanh (tăng 3 bậc) do WB công bố và về Năng lực cạnh tranh (tăng 12 bậc) trong Việt Nam góp sức gìn giữ hòa bình của LHQBáo cáo Diễn đàn Kinh tế thế giới 2015-2016. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2015 tăng 19 bậc so với năm 2010.

Năm 2015 là năm “được mùa FTA” của Việt Nam. Đến nay, ngoài WTO, Việt Nam đã ký 11 FTA qua đó thiết lập quan hệ thương mại tự do với 55 nước đối tác (trong đó có 15/20 nước G20), chiếm tới 65% GDP và 50% thương mại của thế giới; ký 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế; có 15 nước đối tác chiến lược và 10 nước đối tác toàn diện. 59 nước đã chính thức công nhận quy chế kinh tế thị trường ở nước ta. Hiện Việt Nam đã có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, FDI thu hút lũy kế trên 250 tỷ USD; khu vực FDI đóng góp gần 20% GDP, 22% tổng vốn đầu tư, 2/3 kim ngạch xuất khẩu và tạo ra 1/4 việc làm cho khu vực doanh nghiệp chính thức. Hàng năm, Việt Nam có trên 20 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD và đứng thứ hạng cao trên thế giới, như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, điện thoại di động, máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy ảnh….đồng thời, ngày càng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng xuất khẩu thô. Từ nước nhận đầu tư một chiều, gần đây đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cũng tăng nhanh. Đến đầu năm 2015, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài gần 1000 dự án, tổng vốn 19,78 tỷ USD; tập trung và lĩnh vực thông tin truyền thông (54,3%), nông-lâm nghiệp và thủy sản (27,5%), khai khoáng (6%).

Động lực và triển vọng phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 và những năm tới đây còn đến từ những nhận thức mới, đầy đủ và sâu sắc hơn của Việt Nam về mô hình phát triển kinh tế thị trường; phát triển kinh tế biển, công nghiệp phụ trợ và cơ cấu kinh tế vùng; kiểm soát tốt an toàn tài chính vĩ mô, nợ công, nợ xấu, sở hữu chéo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; trọng dụng người hiền tài và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội.

Năm 2016 sẽ là năm khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, năm Việt Nam chính thức chuyển từ việc giảm nghèo đơn chiều thu nhập sang giảm nghèo đa chiều bền vững và có tính hội nhập cao hơn.

Sau Đại hội XII của Đảng, kỳ vọng về một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh sẽ ngày càng đậm và vững chắc hơn…!
Cùng chuyên mục
NĂM 2016 ĐỘNG LỰC VÀ KỲ VỌNG MỚI