Mức tăng GDP 6 tháng đầu năm 2020 thấp nhất trong một thập kỷ qua

(BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong một thập kỷ qua.



                
   

GDP 6 tháng đầu năm 2020 ước tính chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước - Ảnh minh họa

   

Kinh tế-xã hội nước ta 6 tháng đầu năm diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu đang đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua; thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá dầu thô giảm mạnh do nhu cầu sử dụng hạn chế; thất nghiệp tăng cao. Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2020.

Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng chính trị gia tăng giữa Mỹ - Iran, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và trên bán đảo Triều Tiên đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, ở trong nước, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội; toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đặt ưu tiên hàng đầu việc phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân. Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Kết quả trên cho thấy thắng lợi của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường như trước khi xảy ra dịch bệnh.

Theo Tổng cục Thống kê, trong mức tăng trưởng 1,81% trong 6 tháng đầu năm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,19%, đóng góp 11,89% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,98%, đóng góp 73,14%; khu vực dịch vụ tăng 0,57%, đóng góp 14,97%.

Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm là công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 4,96%) và các ngành dịch vụ thị trường (Bán buôn và bán lẻ tăng 4,3%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%).

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu vực dịch vụ chiếm 42,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,36% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 13,54%; 34,20%; 42,03%; 10,23%).

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 0,69% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy tài sản tăng 1,93%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 0,31%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%.
PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp với cơ chế một cửa quốc gia
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Qua khảo sát tình hình thực hiện 12 thủ tục hành chính có tần suất thực hiện nhiều nhất trên Cổng một cửa quốc gia (MCQG) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của 5 Bộ (Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế) từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, kết quả cho thấy, 53% DN đã có trên 2 năm kinh nghiệm thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng MCQG. Việc thực hiện thủ tục hành chính chủ yếu là do DN tự thực hiện, chiếm khoảng 2/3 số DN phản hồi, thay vì lựa chọn ủy quyền cho bên thứ ba.
  • Thị trường xây dựng, vật liệu xây dựng trong thời kỳ bình thường mới
    3 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Phần lớn DN ngành xây dựng, vật liệu xây dựng cho rằng tình hình kinh doanh năm 2020 sẽ khó khăn hơn (73,9%), chỉ có 13% DN lạc quan kỳ vọng ngành xây dựng, vật liệu xây dựng sẽ tăng trưởng hơn so với năm trước, trong khi 4,3% cho rằng tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định như năm 2019. Đáng chú ý, khoảng 8,7% số DN được hỏi cho rằng thị trường sẽ “trầm lắng” trong 6 tháng đầu năm và sẽ trở lại sôi động trong 6 tháng cuối năm sau khi dịch Covid-19 kết thúc và các gói kích cầu của Chính phủ bắt đầu có hiệu quả.
  • Những quyết sách tạo đà khôi phục và phát triển kinh tế
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Sau gần một tháng làm việc, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình nghị sự đề ra. Kỳ họp không chỉ tạo nền móng nhằm tiếp tục cải tiến, đổi mới, hoàn thiện phương thức hoạt động của Quốc hội mà còn tạo nên dấu ấn đặc biệt với nhiều quyết sách lớn được thông qua để tháo gỡ khó khăn, tạo đà cho quá trình khôi phục và phát triển nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, được cộng đồng DN và nhân dân đánh giá cao.
  • Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020: Lạc quan nhưng cần thận trọng
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 lên 5,5% trong khi giữa tháng 4 vừa qua, đơn vị này dự báo mức tăng trưởng là 4,2%. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức do môi trường kinh tế thế giới bất ổn.
  • 6 tỷ USD vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp
    3 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), ước tính trong 6 tháng năm 2020, các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên cả nước thu hút được khoảng 335 dự án FDI với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 6 tỷ USD.
Mức tăng GDP 6 tháng đầu năm 2020 thấp nhất trong một thập kỷ qua