Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Turkmenistan tăng cường hợp tác thương mại
Thứ Năm, 30/06/2022 21:19:13
(BKTO) - Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Turkmenistan còn khiêm tốn, rất ít hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức giữa hai bên. Trên thực tế, còn rất nhiều tiềm năng để doanh nghiệp (DN) hai bên tìm kiếm cơ hội hợp tác, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch trao đổi thương mại.
Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Bùi Trung Nghĩa tại Diễn đàn DN Việt Nam - Turkmenistan tổ chức ngày 29/6.
Ông Bùi Trung Nghĩa cho biết, thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992 đến nay, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Turkmenistan phát triển tốt đẹp trong suốt 30 năm qua. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế giữa hai nước còn khiêm tốn so với tiềm năng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Turkmenistan năm 2021 đạt 0,56 triệu USD, giảm 25,8% so với năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Turkmenistan đạt 0,46 triệu USD, tăng 40,6% so với năm 2020. Nhập khẩu từ Turkmenistan về Việt Nam đạt 0,1 triệu USD, giảm 76,5% so với năm 2020.
Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, trên thực tế hai nước còn rất nhiều tiềm năng để hợp tác. Turkmenistan là nước giàu về khí thiên nhiên, đứng thứ 4 trên thế giới; ngoài ra, Turkmenistan còn có thế mạnh về bông, vải, thảm các loại.
Trong khi đó, Việt Nam có nhiều sản phẩm công nghiệp, các mặt hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng, cũng như nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như chè, cà phê, thủy hải sản... có thể đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của nước bạn.
Nhấn mạnh thêm, ông Lã Mạnh Thắng - đại diện Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương cũng chia sẻ, các số liệu về trao đổi thương mại hiện nay chưa phản ánh được tiềm năng hợp tác giữa hai nước.
Bên cạnh đó, có rất ít hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức giữa hai bên, do cộng động DN hai nước còn ít hiểu biết về thị trường của nhau, hoạt động vận chuyển hàng hóa, thanh toán còn nhiều khó khăn, có sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực...
Từ thực tế đó, để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Turkmenistan trong thời gian tới, ông Bùi Trung Nghĩa kiến nghị các cơ quan chức năng, các tổ chức xúc tiến thương mại hai bên cần tăng cường trao đổi thông tin về thị trường, DN, hàng hóa, cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư song phương để cung cấp cho các DN hai nước.
Cùng với đó là tổ chức các đoàn DN khảo sát thị trường, tham dự các hội chợ chuyên ngành tại hai nước để giới thiệu hàng hóa, sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Ông Lã Mạnh Thắng đưa thêm kiến nghị hai bên cần tiếp tục phối hợp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để hỗ trợ cho hợp tác kinh tế, thương mại song phương bằng cách tiến hành ký kết các hiệp định trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật, động vật, công nhận lẫn nhau về chứng nhận chất lượng sản phẩm...; nghiên cứu khả năng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí.
"Đặc biệt, hai bên cần nghiên cứu thành lập xí nghiệp liên doanh trong các lĩnh vực như chế biến thực phẩm đạo Hồi, hải sản, đồ hộp, nước hoa quả ép, hàng điện tử, dệt may… để bán cho thị trường các nước thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu và khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)" - ông Thắng đề xuất.
Với vai trò là cơ quan chủ trì các hoạt động hợp tác thương mại song phương và đa phương, ông Thắng cho biết, Bộ Công Thương luôn mong muốn tăng cường phối hợp với phía Turkmenistan để tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng DN tháo gỡ các rào cản; thiết lập các khung khổ pháp lý thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối, tọa đàm, đối thoại, trao đổi thông tin về thị trường và DN.
Ông Dovran Hudayberdiyevn - Chủ tịch Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Turkmenistan cũng đề xuất hai bên cần thiết lập các hình thức hợp tác đa dạng ở các phân khúc như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khai thác quặng, đá cẩm thạch… để hợp tác cùng có lợi.
![]() |
Quang cảnh Diễn đàn. Ảnh: D.THIỆN |
Ông Bùi Trung Nghĩa cho biết, thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992 đến nay, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Turkmenistan phát triển tốt đẹp trong suốt 30 năm qua. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế giữa hai nước còn khiêm tốn so với tiềm năng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Turkmenistan năm 2021 đạt 0,56 triệu USD, giảm 25,8% so với năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Turkmenistan đạt 0,46 triệu USD, tăng 40,6% so với năm 2020. Nhập khẩu từ Turkmenistan về Việt Nam đạt 0,1 triệu USD, giảm 76,5% so với năm 2020.
Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, trên thực tế hai nước còn rất nhiều tiềm năng để hợp tác. Turkmenistan là nước giàu về khí thiên nhiên, đứng thứ 4 trên thế giới; ngoài ra, Turkmenistan còn có thế mạnh về bông, vải, thảm các loại.
Trong khi đó, Việt Nam có nhiều sản phẩm công nghiệp, các mặt hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng, cũng như nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như chè, cà phê, thủy hải sản... có thể đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của nước bạn.
Nhấn mạnh thêm, ông Lã Mạnh Thắng - đại diện Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương cũng chia sẻ, các số liệu về trao đổi thương mại hiện nay chưa phản ánh được tiềm năng hợp tác giữa hai nước.
Bên cạnh đó, có rất ít hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức giữa hai bên, do cộng động DN hai nước còn ít hiểu biết về thị trường của nhau, hoạt động vận chuyển hàng hóa, thanh toán còn nhiều khó khăn, có sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực...
Từ thực tế đó, để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Turkmenistan trong thời gian tới, ông Bùi Trung Nghĩa kiến nghị các cơ quan chức năng, các tổ chức xúc tiến thương mại hai bên cần tăng cường trao đổi thông tin về thị trường, DN, hàng hóa, cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư song phương để cung cấp cho các DN hai nước.
Cùng với đó là tổ chức các đoàn DN khảo sát thị trường, tham dự các hội chợ chuyên ngành tại hai nước để giới thiệu hàng hóa, sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Ông Lã Mạnh Thắng đưa thêm kiến nghị hai bên cần tiếp tục phối hợp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để hỗ trợ cho hợp tác kinh tế, thương mại song phương bằng cách tiến hành ký kết các hiệp định trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật, động vật, công nhận lẫn nhau về chứng nhận chất lượng sản phẩm...; nghiên cứu khả năng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí.
"Đặc biệt, hai bên cần nghiên cứu thành lập xí nghiệp liên doanh trong các lĩnh vực như chế biến thực phẩm đạo Hồi, hải sản, đồ hộp, nước hoa quả ép, hàng điện tử, dệt may… để bán cho thị trường các nước thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu và khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)" - ông Thắng đề xuất.
Với vai trò là cơ quan chủ trì các hoạt động hợp tác thương mại song phương và đa phương, ông Thắng cho biết, Bộ Công Thương luôn mong muốn tăng cường phối hợp với phía Turkmenistan để tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng DN tháo gỡ các rào cản; thiết lập các khung khổ pháp lý thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối, tọa đàm, đối thoại, trao đổi thông tin về thị trường và DN.
Ông Dovran Hudayberdiyevn - Chủ tịch Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Turkmenistan cũng đề xuất hai bên cần thiết lập các hình thức hợp tác đa dạng ở các phân khúc như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khai thác quặng, đá cẩm thạch… để hợp tác cùng có lợi.
Trong khuôn khổ Diễn đàn đã diễn ra lễ ký kết 03 Thỏa thuận hợp tác của DN hai bên và 01 Ý định thư về việc hợp tác hỗ trợ cộng đồng DN hai bên giữa VCCI và Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Turkmenistan. |
DIỆU THIỆN
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ cho NAB, Kienlongbank
-
Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025
-
Giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng động cơ, không pha chì
-
Trước 15/8, phải có giải pháp xử lý, đôn đốc giải quyết hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
-
HNX tháng 7: Khối lượng mở (OI) cuối tháng hợp đồng tương lai VN30 cao nhất từ đầu năm
-
Tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 7 giảm 58%
-
Ngày 09/8, số mắc Covid-19 tăng vọt lên 2.340 ca
-
Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2022
-
Doanh nghiệp du lịch phục hồi ấn tượng, song vẫn cần được tiếp sức
-
Học sinh lớp 1 được tựu trường sớm nhất trong các lớp
Đọc nhiều nhất
-
Nghi vấn thất thoát tiền tài trợ từ Quỹ Toàn cầu tại Nigeria
-
Kiên quyết không vi phạm những điều cấm trong Luật Kiểm toán nhà nước
-
Kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng: Cần quy trình cụ thể với những đặc thù riêng
-
Thiếu sót trong lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư
-
Bang Tây Australia: Cần cải thiện công tác kiểm soát tại các trường đại học, dạy nghề
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp các Đại sứ trình Quốc thư
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục 59 báo cáo phải thực hiện định kỳ
-
Chú trọng xuất khẩu nông sản theo đường chính ngạch, trong đó có nhãn lồng Hưng Yên
-
Dự kiến sản lượng điện tiêu thụ tháng 8/2022 ở mức 799,4 triệu kWh/ngày
-
Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, giải ngân vốn đầu tư