Hà Tĩnh phân bổ gần 960 tỷ đồng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(BKTO) - Giai đoạn 2022-2025, Hà Tĩnh đặt mục tiêu mỗi năm giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm 0,6% tỷ lệ hộ nghèo, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới...



                
   

Thôn Đồng Xuân, xã Hộ Độ,huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) làm lại đường bê tông đã xuống cấp, chật hẹp. Ảnh: hatinh.gov.vn

   

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định về việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh giai đoạn 2022-2025 và giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).

Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh phân bổ nguồn ngân sách Trung ương gần 749 tỷ đồng (gồm: Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hơn 34,5 tỷ đồng; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững 12 tỷ đồng; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hơn 702 tỷ đồng) và nguồn ngân sách Tỉnh là 211 tỷ đồng để thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Từ các nguồn ngân sách trên, Hà Tĩnh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm; 13 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; 50,3% xã đạt nông thôn mới nâng cao và 9,9% xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh (Cơ quan thường trực Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) hướng dẫn UBND huyện Hương Khê và UBND các xã Hương Vĩnh, Hương Liên xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch theo đúng các nội dung quy định của chương trình nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu kế hoạch hằng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo UBND Tỉnh theo nội dung, thời gian quy định của Luật Đầu tư công và quy định của chương trình.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững) căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, danh mục và mức vốn được giao, xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình giai đoạn 2022-2025 và hằng năm; chịu trách nhiệm báo cáo, tổng hợp nhu cầu kế hoạch hằng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh theo nội dung và thời gian quy định của Luật Đầu tư công và chương trình.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Tỉnh (Cơ quan thường trực Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới) đôn đốc các địa phương, đơn vị xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch theo đúng các nội dung quy định của chương trình và mức vốn được giao trong kế hoạch giai đoạn 2022-2025 và hằng năm nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao; phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan rà soát, đề xuất danh mục đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND trình HĐND xem xét quyết định; chịu trách nhiệm báo cáo, tổng hợp nhu cầu kế hoạch hằng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh theo nội dung, thời gian quy định của Luật Đầu tư công và quy định của chương trình.

Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, đăng ký kế hoạch đầu tư giai đoạn 2022-2025 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với các Bộ, ngành Trung ương theo quy định; căn cứ hạn mức kế hoạch vốn đầu tư hằng năm được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo và tình hình triển khai của các địa phương, đơn vị, rà soát, tham mưu UBND trình HĐND phân bổ chi tiết kế hoạch vốn hằng năm cho các địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện; phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp danh mục đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn tham mưu UBND trình HĐND xem xét quyết định.

Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch theo đúng các nội dung quy định của chương trình; hằng năm, đôn đốc các địa phương, đơn vị được giao sử dụng vốn khẩn trương thanh, quyết toán nguồn vốn ngay khi có khối lượng hoàn thành.

UBND các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn UBND cấp xã lập kế hoạch, xây dựng lộ trình thực hiện kế hoạch chi tiết đến danh mục công trình. Chủ động cân đối bố trí ngân sách cấp huyện, lồng ghép với ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và huy động tối đa nguồn lực tài chính hợp pháp khác để thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn, đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung hỗ trợ. Chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan trong việc quản lý, triển khai thực hiện nguồn vốn được phân bổ; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo đúng quy định hiện hành.

THÙY LÊ
Cùng chuyên mục
  • Petrovietnam và Corio Generation mong muốn hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) mong muốn nhận được quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm từ phía Công ty Corio Generation và tin tưởng hai bên sẽ có cơ hội hợp tác phát triển trong các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
  • BIDV Private Banking - Hành trình khẳng định đẳng cấp
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Sau 1 năm triển khai, dịch vụ Private Banking của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã mang lại cho khách hàng cao cấp các giải pháp tài chính chuyên biệt và bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tài sản.
  • Khuyến công đúng hướng, thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thời gian vừa qua, trước tác động của đại dịch Covid-19, các chương trình khuyến công đã kịp thời hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương.
  • Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Quảng Bình tăng khá so với cùng kỳ
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Quý III/2022, sản lượng thủy sản toàn tỉnh Quảng Bình ước đạt 29.932 tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 73.624 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ.
  • PV GAS: Bản lĩnh dẫn dắt ngành Công nghiệp Khí
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Từ những bước đi gian khó để đưa dòng khí đồng hành đầu tiên của mỏ Bạch Hổ vào đất liền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, sau hơn 3 thập kỷ nỗ lực và trưởng thành, Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) đã vươn lên trở thành doanh nghiệp chủ lực, dẫn dắt ngành công nghiệp Khí, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Hà Tĩnh phân bổ gần 960 tỷ đồng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia