Giai đoạn 2021-2025, nâng tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ lên hơn 70%

(BKTO) - Đây là mục tiêu trong Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giai đoạn 2021-2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

   

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực trong tổng số vốn ĐTNN cả nước lên hơn 70% giai đoạn 2021-2025 và 75% giai đoạn 2026-2030, bao gồm: Châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Phillipines; Châu Âu: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh; Châu Mỹ: Hoa Kỳ.

Tăng 50% số lượng tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại Việt Nam.

Đến năm 2030, Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

Chiến lược đề ra 9 giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác ĐTNN gồm: Triển khai có hiệu quả các giải pháp đã ban hành. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đổi mới và nâng cao cạnh tranh trong thu hút ĐTNN. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy liên kết, lan tỏa.

Phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác ĐTNN. Nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Hiện đại hóa và đa dạng hóa công tác xúc tiến đầu tư. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTNN.

Trong đó, phát triển khu vực DN trong nước lớn mạnh, đủ thực lực hội nhập quốc tế; hỗ trợ tối đa DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo, DN nhỏ và vừa để liên doanh, liên kết với khu vực ĐTNN, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, dịch vụ hiện đại, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.

Thúc đẩy, hỗ trợ DN trong nước liên doanh, liên kết thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của DN ĐTNN trong những ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, tiến tới sở hữu và làm chủ công nghệ.

Định hướng, hỗ trợ DN trong nước đánh giá, lựa chọn và tiếp nhận công nghệ được chuyển giao từ DN ĐTNN, đảm bảo tính tương thích, đồng bộ và phù hợp với mục tiêu phát triển công nghệ quốc gia trong từng giai đoạn./.

HỒNG NHUNG
Cùng chuyên mục
  • Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cần phấn đấu trở thành trung tâm nghiên cứu lịch sử uy tín
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong thời gian tới, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cần đặt tầm nhìn phấn đấu trở thành một trung tâm nghiên cứu lịch sử có uy tín của khu vực và thế giới.
  • Tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn…
  • Đảm bảo nghiêm túc, minh bạch và thực chất tại Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp (gọi chung là Kỳ thi) năm 2022 đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các địa phương tổ chức triển khai. Yêu cầu về một Kỳ thi đảm bảo nghiêm túc, minh bạch, thực chất tiếp tục được các nhà giáo, đại biểu Quốc hội đặt ra, trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang đẩy mạnh thực hiện đổi mới một cách toàn diện.
  • Việt Nam có nhiều tiềm năng đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 (EOR21) chuyển tải thông điệp Việt Nam có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành một nền kinh tế có mức phát thải cacbon ròng bằng không vào năm 2050.
  • Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong nhóm 301-350 các trường đại học châu Á
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tạp chí Times Higher Education (THE) vừa công bố kết quả Xếp hạng các trường đại học châu Á năm 2022 (THE châu Á). Theo đó, Việt Nam có 5 cơ sở giáo dục đại học có mặt trong Bảng xếp hạng THE châu Á 2022 là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Duy Tân. Đáng chú ý, Đại học Quốc gia Hà Nội có vị trí xếp hạng trong nhóm 301-350 châu Á trong tổng số 616 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng.
Giai đoạn 2021-2025, nâng tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ lên hơn 70%