Dịch Covid-19 tại Việt Nam đã chuyển sang cấp độ ba
Thứ Hai, 30/03/2020 19:05:00
(BKTO) - Sáng 30/3, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tổ chức Hội nghị trực tuyến với ngành Y tế 63 tỉnh, thành về tập huấn nâng cao năng lực của y tế cơ sở trong phòng, chống dịch Covid-19. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, dịch ở nước ta đã chuyển sang cấp độ ba. Do đó, cần phát huy vai trò của y tế cơ sở trong việc tập trung phát hiện ca nhiễm và hạn chế sự lây lan của dịch ra cộng đồng.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Chung sức, đồng lòng chiến thắng đại dịch
-
Australia công bố gói hỗ trợ kinh tế lớn nhất lịch sử do dịch COVID-19
-
Thủ tướng đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc
-
Nhiều thói quen ở Hà Nội đang dần thay đổi vì dịch COVID-19
-
WB cân nhắc gói hỗ trợ mới 160 tỷ USD để ứng phó với dịch COVID-19
-
Thêm 9 ca mắc COVID-19: Có 7 ca là nhân viên của Công ty Trường Sinh
-
Các Nghị viện AIPA chung tay bảo vệ Ngôi nhà chung ASEAN trước đại dịch Covid-19
![]() |
Quang cảnh hội nghị- Ảnh: T.Dũng |
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, việc lây truyền dịch bệnh này phụ thuộc 3 yếu tố:
Thứ nhất, người mang dịch từ nước ngoài về. Theo tổng hợp sơ bộ, 70% số ca mắc Covid-19 mang mầm bệnh từ nước ngoài về.
Thứ hai là sự phát hiện người bệnh nhiễm virus và thực hiện cách ly. Nếu phát hiện sớm, cách ly kịp thời thì sự lây nhiễm ra cộng đồng hạn chế.
Thứ ba là phụ thuộc vào điều trị bệnh nhân nhiễm, liên quan lây nhiễm trong cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, hiện có hai nơi được coi là “ổ dịch lớn” là quán bar Buddha ở TP. HCM và Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Riêng tại Bệnh viện Bạch Mai có 3 tâm dịch ở: Trung tâm Bệnh nhiệt đới, khoa Thần kinh và khu vực nhà ăn do Công ty TNHH Trường Sinh cung cấp dịch vụ hậu cần phục vụ.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng chỉ ra 5 nhóm lớn, được xác định là nguy cơ cao nhất, gồm:
Nhóm thứ 1 là nhóm bệnh nhân đã điều trị ở đây và ra viện. Sau khi xác định đó là ổ dịch, bệnh viện đã rà soát một số đối tượng đã chuyển về các tuyến.
Nhóm thứ 2 là cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân.
Nhóm 3 là học sinh, sinh viên đến thực tập, học tập.
Nhóm 4 là người phục vụ bệnh nhân với 2 nhóm nhỏ là người nhà đến phục vụ và nhóm được người nhà thuê phục vụ bệnh nhân.
Nhóm 5 là nhân viên phục vụ tại bệnh viện với 2 phân nhóm chính là phân nhóm phục vụ của Công ty TNHH Trường Sinh và phân nhóm 2 là nhân viên lái xe điện, nhân viên bảo vệ, nhân viên vệ sinh môi trường…
“Từ các nhóm nguy cơ cao này, nếu không được phát hiện, giám sát chặt chẽ ra cộng đồng, nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn”- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhận định.
Thứ trưởng khẳng định, các trường hợp phát sinh từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã giám sát, đưa vào cách ly, giám sát chặt chẽ. Hiện ở nước ta, dịch đã chuyển sang cấp độ 3. Do đó, hai nội dung quan trọng cần tập trung hiện nay là phát hiện ca nhiễm (từ nước ngoài nhập cảnh và tại cộng đồng) và thứ 2 là hạn chế sự lây lan của dịch ra cộng đồng. Vì vậy, vai trò của y tế cơ sở rất quan trọng trong ngăn chặn dịch, trong đó có vấn đề phát hiện ca nhiễm và hạn chế lây lan ra cộng đồng.
Muốn làm được điều đó, theo Thứ trưởng Nguyễn Xuân Tuyên, y tế cơ sở cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương để thành lập các tổ công tác có sự tham gia của lãnh đạo địa phương và các cơ quan đoàn thể có nhiệm vụ đi từng ngõ gõ từng nhà, phát hiện từng đối tượng để lập danh sách rà soát tất cả các đối tượng đi từ vùng có dịch về để lập danh sách phân loại đưa vào theo dõi.
Bên cạnh đó tổ công tác phải đến theo dõi sức khỏe của từng đối tượng trong danh sách rà soát các biểu hiện bệnh (sốt, ho, khó thở, theo dõi nhiệt độ 2 lần/ngày); giám sát theo dõi chặt các trường hợp lớn tuổi, có nhiều bệnh nền, có bệnh mãn tính để có những tư vấn và khuyến cáo phù hợp.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, tới 18h ngày 30/3, đã ghi nhận thêm 9 ca mắc mới, trong đó 7 người là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh, 1 bệnh nhân tới khám tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới BV Bạch Mai và một bệnh nhân từ nước ngoài về được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Như vậy, đến thời điểm trên, Việt Nam đã ghi nhận 203 ca nhiễm Covid-19. |
Đ. KHOA
Tin cùng chuyên mục
-
7 giải pháp phát triển kinh tế tri thức
-
Giai đoạn 2016-2020: Tổng thu ngân sách vượt mục tiêu đề ra
-
Thúc đẩy hỗ trợ tài chính ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Năm 2021: Lãi suất sẽ tiếp tục giảm hay nhích dần lên?
-
Để Việt Nam đứng hàng đầu về sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản
-
Hoàn thiện cơ chế để hình thành thị trường mua bán tín chỉ carbon
-
Doanh nghiệp cần thích ứng để phát triển
-
Lợi nhuận Quý IV/2020 của BSR vượt mức 1.200 tỷ đồng
-
Để dữ liệu trở thành “tài sản chiến lược” của các ngân hàng
-
Dấu ấn chuyển đổi số ngành y tế
Đọc nhiều nhất
-
Hơn 20 tham luận về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng
-
Vì sao lạm phát luôn được kiểm soát dưới 4%?
-
7 giải pháp phát triển kinh tế tri thức
-
Đào tạo trực tuyến về kiểm toán hoạt động việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công
-
Giai đoạn 2016-2020: Tổng thu ngân sách vượt mục tiêu đề ra
-
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ: Thành tựu của Việt Nam là bài học thành công đáng ngưỡng mộ
-
Kiều bào hướng về quê hương vào thời điểm lịch sử của dân tộc
-
Đại hội XIII: Quan tâm sâu sắc, toàn diện hơn đến người cao tuổi
-
Công bố Ngày thanh niên hành động chào mừng thành công Đại hội XIII
-
215 điện mừng Đại hội XIII từ các chính đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế