Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước

(BKTO) - Phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

   

Đảm bảo quy mô, cơ cấu ngành nghề, chất lượng, hiệu quả giáo dục

Đây là mục tiêu đặt ra của Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 2239/QĐ-TTg phê duyệt

Cụ thể, đến năm 2025, phấn đấu bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đất nước; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

Đến năm 2030, mục tiêu là tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, nền công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế.

Một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%. Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.

Để đạt được các mục tiêu chiến lược, Quyết định nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó “Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp” là giải pháp đột phá.

Hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng vừa ký Quyết định số 2222/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Chương trình nhằm triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo.

Việc triển khai các hoạt động trên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Về phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, Chương trình phấn đấu đến năm 2030 đạt 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số; 100% nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo phát triển học liệu số.

Đến năm 2030, phấn đấu 100% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số; phấn đấu 100% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, công nghệ số được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới.

Chương trình đặt mục tiêu hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia và kho học liệu, tài nguyên số dùng chung phục vụ cho hoạt động dạy và học vào năm 2025.

Đến năm 2030, phấn đấu 100% trường cao đẳng, trường trung cấp có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia.

Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia và tích hợp vào cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin điện tử của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vào năm 2023.

Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số.
HỒNG NHUNG

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo số lượng vaccine đủ tiêm cho các lứa tuổi theo tiến độ
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại các công văn, chỉ thị về phòng, chống dịch Covid-19 vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa việc tiêm vaccine phòng Covid-19; đẩy mạnh tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em; điều trị, chăm sóc trẻ em bị nhiễm Covid-19 và ảnh hưởng bởi Covid-19.
  • Phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75 triệu đồng, tổ chức là 150 triệu đồng
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75 triệu đồng (thay cho mức 50 triệu đồng quy định tại Nghị định 04), đối với tổ chức là 150 triệu đồng (thay cho mức 100 triệu đồng quy định tại Nghị định 04).
  • Petrovietnam ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới trong khuôn khổ Đề án tái tạo văn hóa Petrovietnam với kỳ vọng góp phần tạo dựng hình ảnh Petrovietnam năng động, thân thiện, thích ứng với các xu thế mới, sẵn sàng hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh của ngành dầu khí Việt Nam.
  • Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 01/01, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực, hứa hẹn góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
  • Xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã ổn định và tốt hơn
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2021 cho thấy, có 44% số DN đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý III/2021; 31,1% số DN cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 24,9% số DN đánh giá gặp khó khăn.
Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước