Đánh thức tiềm năng đầu tư dầu khí

(BKTO) - Luật Dầu khí (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ chế chính sách đồng bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, qua đó thúc đẩy phát triển bền vững ngành năng lượng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.



                
   

Ảnh: Người lao động dầu khí làm việc trên giàn khoan mỏ Chim Sáo. Ảnh: PVN

   

Tạo cơ chế thuận lợi để thu hút đầu tư

Theo các chuyên gia, một trong những mục tiêu sửa đổi Luật Dầu khí lần này là tăng cường thu hút đầu tư, để có những dự án đầu tư mới trong lĩnh vực dầu khí cũng như nâng cao hiệu quả của các hoạt động dầu khí đã và đang triển khai.

Thông tin về Dự thảo Luật, Bộ Công Thương cho biết, lần sửa đổi này đã bổ sung quy định về nguyên tắc xác định các lô dầu khí được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt (giao Chính phủ quy định chi tiết).

Đối với các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt, Dự thảo Luật quy định mức thuế suất thuế thu nhập DN là 25%, thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô là 5% và mức thu hồi chi phí tối đa 80% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm.

Đáng chú ý, thuế suất thuế thu nhập DN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí từ 25% - 50% và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% - 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật cũng quy định thời hạn hợp đồng theo hướng linh hoạt cho nhà thầu đang thực hiện hợp đồng, thống nhất thời hạn hợp đồng dầu khí đối với khai thác dầu và khai thác khí. Đồng thời, các quy định liên quan đến mở rộng diện tích, hoàn trả, giữ lại diện tích hợp đồng dầu khí được sửa đổi theo hướng linh hoạt hơn, nghĩa vụ tài chính về chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí cũng rõ ràng hơn… Các biện pháp ưu đãi trực tiếp cho các hoạt động dầu khí khi thiết kế Luật lần này cũng có rất nhiều thay đổi.

Đánh giá cao những sửa đổi của Luật Dầu khí lần này là nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, làm cho dự án, hoạt động dầu khí được triển khai một cách có hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn, các chuyên gia nhận định, nếu có một môi trường kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí hấp dẫn, hiệu quả, giảm chi phí thì đó cũng là một cơ chế thu hút đầu tư.

Cần bổ sung quy định thúc đẩy đầu tư

Để thực sự đẩy mạnh thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí, bảo đảm tính cạnh tranh và tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu để bổ sung vào Dự thảo Luật các hình thức, cơ chế ưu đãi khác ngoài ưu đãi thuế và mức thu hồi chi phí, mở rộng phạm vi áp dụng chính sách ưu đãi đối với các hợp đồng đã được ký kết và đang thực hiện có quy mô nhỏ, hiệu quả cận biên nhằm tận thu tài nguyên và tiết kiệm thời gian.

Theo đó, nên xem xét sửa đổi quy định về thuế thu nhập DN thực hiện hoạt động dầu khí trong Dự thảo Luật Dầu khí theo nguyên tắc mức thuế suất thuế thu nhập DN ưu đãi nhất của lĩnh vực dầu khí cũng bằng với mức thuế suất ưu đãi của các dự án thông thường khác (20%).

Với mục đích thúc đẩy sớm đưa vào phát triển khai thác các mỏ nhỏ cận biên, cần bổ sung tại Dự thảo Luật về việc Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự thủ tục để xác định và thực hiện ưu đãi, đặc biệt ưu đãi đầu tư mỏ nhỏ cận biên, bao gồm mỏ nhỏ cận biên ở lô mở và mỏ nhỏ cận biên ở lô hợp đồng hiện hữu.

Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí, phù hợp với thông lệ quốc tế về bảo đảm đầu tư, Dự thảo Luật cần xem xét bổ sung quy định về ưu đãi đầu tư đối với các dự án dầu khí hiện đang triển khai theo hướng: Trường hợp Luật Dầu khí quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà thầu dầu khí được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Dầu khí kể từ thời điểm Luật Dầu khí có hiệu lực đến thời điểm kết thúc hợp đồng dầu khí; Luật Dầu khí quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà thầu dầu khí được hưởng trước đó thì nhà thầu dầu khí được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại hợp đồng dầu khí.

TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, những nhân tố mới, xu hướng mới cần được thể hiện đầy đủ trong Dự thảo Luật Dầu khí như thay đổi cục diện bản đồ năng lượng khu vực; vấn đề về biến đổi khí hậu; vấn đề cạnh tranh giá… Bởi những xu hướng mới này đặt ra những thách thức như sự chủ động trong ứng phó; trong ưu tiên, trình tự khuyến khích đầu tư; chi ngân sách đầu tư; huy động các loại hình vốn đầu tư…/.

P.KHANG
Cùng chuyên mục
  • Chứng khoán thế giới "đỏ lửa", giá Bitcoin xuống thấp nhất trong vòng 18 tháng
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO)- Thị trường chứng khoán thế giới trong phiên 13/6 đồng loạt giảm điểm khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy mạnh tăng lãi suất để phòng chống lạm phát. Bên cạnh đó, đồng Bitcoin cũng đã lao dốc xuống mức thấp nhất trong 18 tháng và để mất ngưỡng 23.000 USD trong phiên 13/6.
  • Luật Dầu khí cần đảm bảo tính đặc thù của ngành dầu khí
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong bối cảnh mới, Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) cần phải có cách nhìn mới. Các chuyên gia chỉ rõ, mới không chỉ là đề xuất cơ chế ưu đãi đặc biệt để “đánh thức” đầu tư vào lĩnh vực kinh tế từng có năm đóng góp đến 25% GDP của cả nước mà quan trọng hơn là bảo đảm được tính đặc thù của ngành dầu khí, đồng thời bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hài hòa thông lệ quốc tế.
  • Việt Nam cùng các thành viên WTO chung tay ứng phó với những thách thức toàn cầu
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Từ ngày 10-17/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đoàn công tác của Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12) tại Geneva, Thụy Sỹ theo lời mời của Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala và Chủ tịch Đại hội đồng WTO Timur Suleimenov.
  • Cần đảm bảo dòng chảy thương mại nông sản trên toàn cầu
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bên lề Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12) đang diễn ra tại Thụy Sĩ, Bộ trưởng của Nhóm các nước xuất khẩu nông sản (Cairns), trong đó có Việt Nam, đã họp và ra Tuyên bố chung của Nhóm liên quan đến các cải cách WTO cần thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp.
  • Hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngày 13/6, tại Hà Nội, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ DN trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô.
Đánh thức tiềm năng đầu tư dầu khí