Công bố "Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam - 04/10"

(BKTO) - Sáng 04/10, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020 và công bố “Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam - 04/10”.



                
   

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam - 04/10”. Ảnh: GDNN

   

Tại đây, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng cho biết, ngày 01/10/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1486/QĐ-TTg về ngày kỹ năng lao động Việt Nam, theo đó lấy ngày 04/10 hằng năm là “Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam”. Đây là năm đầu tiên Việt Nam có ngày kỹ năng lao động để tôn vinh, định hướng cho lao động rèn luyện kỹ năng nghề, hướng nghiệp cho bản thân.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, hiện nay, với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa cũng như tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yêu cầu về nâng tầm kỹ năng lao động đang trở nên hết sức cần thiết đối với mọi quốc gia. Việc nâng tầm kỹ năng lao động sẽ làm gia tăng chất lượng và hiệu quả lao động, là nhân tố hết sức quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm và đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, quy mô tuyển sinh, chất lượng, hiệu quả đào tạo, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tỷ lệ quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề của Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội.

Do đó, với lợi thế là quốc gia đang ở giai đoạn dân số vàng, việc nâng tầm kỹ năng cho người lao động về cả số lượng và chất lượng là điều kiện tiên quyết để Việt Nam tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình vào năm 2030, hướng tới mục tiêu đến năm 2045 đưa nước ta trở thành nước phát triển hoặc nước công nghiệp hiện đại.

Việt Nam đã tham gia Tổ chức Kỹ năng nghề thế giới, với 84 tổ chức thành viên từ trên 60 quốc gia, trong đó có nhiều nước phát triển. Từ năm 2015 đến nay, Tổ chức Kỹ năng nghề thế giới đã khuyến nghị các quốc gia chú trọng phát triển kỹ năng cho người lao động thông qua nhiều hình thức, trong đó khuyến khích tổ chức các hoạt động và sự kiện để kỷ niệm Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới (15/7). Vai trò, giá trị của lực lượng lao động và trình độ kỹ năng của người lao động đã được Tổ chức này công nhận, thể hiện qua các thông điệp sau: “Kỹ năng của chúng ta, tương lai của chúng ta” và “Kỹ năng lao động mang đến giá trị đích thực”.

Trước đây, Việt Nam vẫn chưa có một ngày cụ thể để tôn vinh kỹ năng lao động ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Do đó, việc có “Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam” là hết sức cần thiết vừa để hội nhập với xu thế tôn vinh người lao động có kỹ năng của các nước trên thế giới vừa thúc đẩy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, giá trị của người lao động Việt Nam có kỹ năng trong tình hình mới.
                
   

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao bằng khen cho các thí sinh tại các kỳ thi kỹ năng nghề thế giới. Ảnh: GDNN

   

Đặc biệt, tại lễ Khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các thí sinh có thành tích xuất sắc tại Kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN và thế giới.

Được biết, Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 diễn ra từ ngày 28/9 đến 10/10/2020 tại Hà Nội và Lạng Sơn. Thí sinh đạt giải trong kỳ thi này sẽ được tuyển chọn tham gia đội tuyển quốc gia để huấn luyện chuẩn bị cho Kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN lần thứ 13 và Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 46 năm 2021./.

THANH XUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Tập huấn chuyên gia tại Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngày 02/10, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác chuyên gia kỹ thuật và sử dụng phần mềm hệ thống thông tin kỳ thi kỹ năng nghề (CIS) trong Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020 đối với 25 nghề (nhóm II).
  • Thực hiện toàn diện, hiệu quả các  chính sách thúc đẩy giảm nghèo bền vững
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Dự báo tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến công tác giảm nghèo, đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo 1 - 1,5%/năm, Chính phủ xác định sẽ tập trung thực hiện toàn diện, hiệu quả các cơ chế, chính sách giảm nghèo; đồng thời rà soát, đánh giá và hoàn thiện hệ thống chính sách giảm nghèo thời gian tới để phù hợp với tình hình thực tiễn.
  • Thị trường M&A đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ
    3 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Quy mô và tốc độ của Covid-19 đã tạo ra những làn sóng chấn động nền kinh tế toàn cầu cũng như thị trường mua bán và sáp nhập (M&A). Đó là nguyên nhân khiến nửa đầu năm 2020, số lượng các thương vụ M&A giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, đã và đang có những dấu hiệu cho thấy thị trường này sẽ phục hồi mạnh mẽ.
  • Quyết liệt chống buôn lậu,  gian lận thương mại
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Là một trong những lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngành hải quan đã chủ trì và tham gia triệt phá nhiều chuyên án lớn, thu giữ hàng trăm kg ma túy, hàng tấn ngà voi, hàng triệu bao thuốc lá… Tổng trị giá hàng hóa vi phạm bị thu giữ mỗi năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
  • Dự trữ ngoại hối:  Đằng sau con số kỷ lục
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Dự trữ ngoại hối (DTNH) của Việt Nam liên tục tăng những năm gần đây và hiện tại, mức dự trữ đã lên tới 92 tỷ USD. Điều này mang lại nhiều ý nghĩa đối với nền kinh tế, đồng thời khẳng định năng lực điều tiết thị trường của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên, đằng sau con số kỷ lục ấy, bài toán về quản lý ngoại hối với nhiều câu hỏi tiếp tục được đặt ra cho cơ quan điều hành.
Công bố "Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam - 04/10"