Xuất khẩu nông sản của Australia thiệt hại gần 2,5 tỷ USD năm 2020

(BKTO) - Xuất khẩu nông sản của Australia đã bị thiệt hại 3,5 tỷ đôla Australia ( 2,45 tỷ USD) trong năm nay do căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang.




Xuất khẩu nông sản của Australia thiệt hại 2,45 tỷ USD do căng thẳng thương mại với Trung Quốc. (Nguồn: abc.net.au)

Xuất khẩu nông sản của Australia đã bị thiệt hại 3,5 tỷ đôla Australia (tương đương 2,45 tỷ USD) trong năm nay do căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang và tình trạng đóng cửa biên giới trên toàn cầu để ngăn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.

Phóng viên TTXVN tại Sydney trích dẫn báo cáo quý 4 của Cục Kinh tế Tài nguyên và Nông nghiệp Australia (ABARES) cho biết trong khi sản lượng nông nghiệp cả nước được dự báo sẽ tăng 7% lên 65 tỷ AUD (45,5 tỷ USD) trong năm 2020-2021 nhờ vụ Đông bội thu và lượng mưa nhiều, giá trị xuất khẩu nông sản lại giảm 7,2% xuống còn 44,7 tỷ AUD (33,2 tỷ AUD) từ mức 48,2 tỷ AUD (35,8 tỷ USD) năm trước.

Theo Giám đốc điều hành ABARES, Steve Hatfield-Dodds, sản xuất nông nghiệp của Australia đang phục hồi sau một thời gian dài hạn hán.

Xuất khẩu nông sản cũng đã mở rộng và tìm thêm được thị trường trong thời kỳ đại dịch, nhưng ảnh hưởng của mùa khô hạn vừa qua và bất ổn thương mại đang làm giảm giá trị xuất khẩu.

Theo báo cáo của ABARES, lúa mạch và rượu vang là hai mặt hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi căng thẳng thương mại với Trung Quốc.

Tuy nhiên, xuất khẩu lúa mạch của Australia đã được chuyển hướng sang các thị trường khác, trong khi giá trị xuất khẩu rượu vang sang Trung Quốc lại tăng đột biến, trước khi có thông tin về việc nước này yêu cầu các nhà xuất khẩu rượu vang Australia nộp thuế chống bán phá giá từ cuối tháng 11 vừa qua.

Báo cáo nhận định mặc dù Australia có thể tăng xuất khẩu rượu vang sang các thị trường hiện tại, như Anh và Mỹ, nhưng việc thiếu tiếp cận với Trung Quốc có thể sẽ làm giảm giá trị sản xuất và doanh số bán hàng trong giai đoạn 2020-2021.

Tuy nhiên, việc nới lỏng hơn nữa các hạn chế đi lại ở Australia sẽ giúp thúc đẩy du lịch rượu vang, qua đó giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt chống bán phá giá của Trung Quốc.

Về thị trường trong nước, ABARES dự báo giá rau quả ở Australia có thể tăng tới 15%-20% trong thời gian tới do các lệnh hạn chế đi lại để phòng chống COVID-19, làm giảm nguồn lao động tham gia thu hoạch.

Trong thời gian tới, nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm nông nghiệp sẽ vẫn tương đối mạnh, ngay cả khi các hoạt động kinh tế được dự đoán sẽ thu hẹp trong giai đoạn 2020-2021 do thực phẩm là một mặt hàng thiết yếu.

Mặt khác, nhờ Chính phủ Australia quản lý tốt đại dịch, ngày càng có nhiều người dân sẽ đi du lịch trong nước trong dịp cuối năm và đầu năm mới, qua đó sẽ giúp phục hồi ngành du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống, cũng như hỗ trợ nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp./.

Theovietnamplus.vn
Cùng chuyên mục
  • Việt Nam và cách xử lý hiệu quả dịch COVID-19 với bài toán kinh tế
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo báo chí quốc tế, Việt Nam dường như là điểm sáng kinh tế ở châu Á nhờ cân bằng rất tốt giữa vấn đề bảo đảm sức khỏe cộng đồng và tăng trưởng kinh tế ngay từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
  • Vinamilk:  6 lần liên tiếp được vinh danh thương hiệu quốc gia
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) - đại diện duy nhất của Việt Nam trong Top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới - tiếp tục được xét chọn là thương hiệu quốc gia lần thứ 6 liên tiếp.
  • Hàng không cần đồng hành với du lịch  để vượt qua khủng hoảng
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Từ năm 2019 trở về trước, hàng không là một trong những ngành có mức tăng trưởng cao, tuy nhiên, từ đầu năm 2020 tới nay, dịch Covid-19 đã khiến ngành này bị ảnh hưởng nặng nề. Để vượt qua khó khăn, các DN hàng không cần có giải pháp thích hợp, trong đó, việc thúc đẩy mở rộng các điểm đến du lịch nội địa là một trong những giải pháp tất yếu và quan trọng trong thời điểm hiện nay.
  • Chủ động thiết kế mô hình tăng trưởng mới để phát triển bền vững hơn
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trên toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng trưởng GDP dương vào năm 2020 nhờ các yếu tố thuận lợi. Tuy vậy, theo PwC, đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng các thách thức và đòi hỏi Chính phủ phải hành động nhanh chóng với tầm nhìn mới để đảm bảo cho tăng trưởng bền vững trong tương lai.
  • Triển vọng tăng trưởng ngành dược:  Thuận lợi ít, khó khăn nhiều
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo dự báo của Fitch Solution, năm 2021, ngành dược phẩm Việt Nam sẽ hồi phục và tăng trưởng khoảng 8,7%. Tuy được đánh giá còn nhiều cơ hội phát triển nhưng ngành dược cũng gặp nhiều thách thức khi nguồn nguyên liệu phụ thuộc từ nước ngoài, công tác nghiên cứu và phát triển các loại thuốc bằng sáng chế còn hạn chế và chỉ có thể sản xuất thuốc gốc.
Xuất khẩu nông sản của Australia thiệt hại gần 2,5 tỷ USD năm 2020